Chịu nhiều sức ép, thị trường ô tô Việt sẽ ra sao sau đại dịch COVID-19?
Theo tờ The Diplomat, thị trường ôtô Việt Nam được dự báo vẫn có những tín hiệu hồi sinh tích cực hậu COVID-19 khi đang có nhiều ngã rẽ cho ngành này...
Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
Báo báo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô (VAMA) cho biết tính đến tháng 4 năm nay, toàn quốc chỉ ghi nhận 11.761 chiếc xe được đăng ký, gồm 7.796 xe khách, 3.652 xe thương mại và 313 xe chuyên dùng. Trong đó, doanh số bán xe chở khách giảm tới 40%.
Con số này đối với xe thương mại và xe chuyên dụng lần lượt ở mức 26% và 16% so với tháng 3. Doanh số của thị trường ôtô tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 nhìn chung ghi nhận mức giảm 36%.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới sớm ban hành các quy định nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Chủ trương cách ly toàn xã hội trong thời gian dài cũng là một trong những lý do khiến người dân ít ra đường hơn, làm giảm nhu cầu mua xe mới.
Theo ước tính, 70% nguồn cung ôtô tại Việt Nam được lắp ráp trong nước, trong khi xe lắp ráp nhập khẩu chiếm 30% còn lại. Thương nhân ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phải trả thuế và lệ phí cao cũng như đối mặt với những lo ngại về tắc nghẽn đô thị. Các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa mạnh vì nhiều lý do. Chưa có sự hợp tác, liên kết chuyên môn giữa lắp ráp và sản xuất ô tô, với sản xuất phụ tùng và linh kiện; và các sản phẩm cũng không có công nghệ mới nhất.
Cho đến nay, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chủ yếu phụ thuộc vào phụ tùng nhập khẩu. Tại Việt Nam hầu hết giá trị của phụ tùng và linh kiện của ngành ô tô là từ các doanh nghiệp FDI. Vấn đề của ngành là đổi mới công nghệ vẫn còn yếu, The Diplomat nhận xét
Hiện tại, giá mua xe hơi ở Việt Nam thuộc hàng đắt hơn các nước ASEAN khác như Thái Lan hay Indonesia, vì thuế cao và chi phí sản xuất trong nước. Mặt khác, các nước trong khu vực ASEAN lại có giá cả cạnh tranh hơn và tỷ lệ nội địa hóa cao hơn Việt Nam.
Bộ Công Thương Việt Nam thừa nhận về khó khăn đối với các doanh nghiệp ôtô trong nước trước sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu.
Những tín hiệu tích cực
Bất chấp tác động của virus COVID- 19 đối với nền kinh tế, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi trở lại.
Đáng chú ý, ngày 20/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đến cuối năm 2020 đối với các mẫu xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Động thái được cho là sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước phục hồi và kích thích doanh số bán hàng của các dòng xe nội. Nó cũng sẽ giúp người mua xe tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô trong nước vẫn chưa rõ chính xác khi nào quyết định này có hiệu lực.
Trong 30 năm qua, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương như Hiệp định toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định bảo vệ đầu tư và thương mại tự do Việt Nam của EU và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Việt Nam cũng đã loại bỏ thuế nhập khẩu đối với ôtô từ các nước ASEAN kể từ năm 2018 như một phần trong các cam kết của Khu vực thương mại tự do ASEAN.
Đầu năm nay, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký hiệp định thương mại tự do FTA, tạo cơ hội thúc đẩy thương mại giữa 2 khu vực. Nếu FTA được thông qua, thuế suất thuế nhập khẩu đối với ôtô CBU từ EU đến Việt Nam sẽ ở mức 55-57%, tạo sự cạnh tranh với ôtô trong nước.
Mặt khác, số lượng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây, mang tới lượng khách hàng tiềm năng cho ngành công nghiệp ôtô.
Một báo cáo của tổ chức nghiên cứu PwC chỉ ra rằng số người Việt trung lưu sẽ đạt 44 triệu vào năm 2020 và 95 triệu cho tới năm 2030. Kinh tế phát triển, mức sống tăng sẽ là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường hơn 97 triệu dân với nền kinh tế đang phát triển.
Thị trường xe hơi hạng sang tại Việt Nam được dự báo vẫn phát triển mạnh trong năm nay bất chấp tác động của đại dịch COVID-19. Những chiếc xe sang trọng đang dần trở thành xu hướng đối với người tiêu dùng Việt, trong khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong nước đang nắm bắt cơ hội để chiếm lĩnh thị trường màu mỡ này.
VinFast - thương hiệu ô tô của tập đoàn Vingroup, đang có tham vọng trở thành nhà sản xuất ô tô và xe máy hàng đầu Đông Nam Á. Một doanh nghiệp khác là tập đoàn Thaco Trường Hải cũng đang là nhà sản xuất ô tô số 1 tại Việt Nam, với thị phần trong nước chiếm tới 32%.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng ít nhiều do dịch Covid-19, song Quốc hội vẫn đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP trong 2 năm tới ở mức 5%. Báo chí quốc tế từng tốn không ít giấy mực để khen ngợi công tác chống dịch hiệu quả tại Việt Nam, trong khi tờ The Economist từng xếp hạng Việt Nam đứng thứ 12/66 nền kinh tế khỏe mạnh để phát triển sau đại dịch.
Tuy nhiên, theo tờ The Diplomat triển vọng tương lai của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể gắn liền với nền kinh tế xanh, khi Chính phủ Việt Nam theo đuổi chính sách giảm phát thải CO2 và giảm bớt những vấn đề sức khoẻ cộng động vào năm 2030.
Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu kích thích sản xuất, bao gồm chiến lược phát triển ô tô quốc gia đến năm 2025 và các nghị định thay đổi thuế.
Dự báo những điều chỉnh chính sách linh hoạt có thể giúp ngành công nghiệp ô tô non trẻ của Việt Nam đối mặt với những thách thức mới, phát sinh từ thị trường quốc tế và các yếu tố địa chính trị mới.
Có thể bạn quan tâm
Bao giờ ngành công nghiệp ô tô trở lại?
07:00, 13/05/2020
VINFAST – “Thánh Gióng” của ngành công nghiệp ô tô thế giới
14:00, 22/06/2019
VinFast "đổi vận” cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
11:26, 18/06/2019
Gỡ nút thắt của ngành công nghiệp ô tô
01:03, 30/11/2018
Cảnh "chờ chiều" của thị trường ô tô Việt
05:30, 13/05/2020
Thị trường ô tô duy nhất trên thế giới tăng trưởng mạnh bất chấp dịch Covid-19
16:35, 09/04/2020
5 bước ngoặt lớn trên thị trường ô tô Việt Nam 2019
11:33, 10/01/2020
Những lùm xùm trên thị trường ô tô Việt Nam 2019: Hết triệu hồi đến lỗi xe và chiêu trò của đại lý
09:33, 25/12/2019