Gỡ khó giải ngân vốn đầu tư công TP.HCM
Dù quyết tâm giải ngân cho các dự án đầu tư công, nhưng tính đến hết ngày 31/7, TP.HCM mới chỉ giải ngân được hơn 20.059 tỷ đồng, đạt 47,6% tổng kế hoạch vốn đã giao.
Sở dĩ như vậy do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn TP.HCM còn chậm, kéo dài. Bên cạnh đó, giải ngân vốn ODA vay lại của các dự án còn vướng về mặt thủ tục. Trong đó, khó khăn lớn nhất chủ yếu đến từ Dự án xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Một chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới, TP.HCM cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xem việc thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; lập danh mục dự án trọng điểm, phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng trường hợp cụ thể; đồng thời thanh toán cho các dự án khi có đủ điều kiện giải ngân trong 4 ngày làm việc. Ngoài ra, TP.HCM cần thay thế Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 25/5/2018 về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công của Thành phố; đồng thời rà soát, đề xuất điều chuyển vốn từ dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang dự án có tỷ lệ giải ngân cao.
Đặc biệt để thúc đẩy giải ngân vốn ODA, Trung ương cần có kế hoạch bố trí vốn trung hạn và hàng năm sớm; chọn đồng Yên, hay VND trong thanh toán đối với dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên); thẩm định hồ sơ cho vay lại của dự án metro số 1 để làm cơ sở ký các hiệp định vay bổ sung, đồng thời thẩm định hồ sơ cho vay lại của dự án Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương)…
Có thể bạn quan tâm
Phú Yên: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020!
14:12, 21/08/2020
Gỡ khó giải ngân vốn đầu tư công TP.HCM
20:51, 20/08/2020
Ba dự án cao tốc Bắc-Nam được chuyển đổi sang đầu tư công hút nhà thầu tham gia
02:00, 16/08/2020
Hưởng lợi từ đầu tư công, KSB còn tăng tiếp?
05:30, 11/08/2020
Xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2021: Yêu cầu rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên
10:00, 10/08/2020