Điện gió, điện mặt trời vận hành kỷ lục: Lại lo lưới điện truyền tải “hụt hơi”!

CHÂU HUỆ 09/09/2020 11:08

Nỗi lo quá tải lưới vẫn hiện hữu khi số lượng lớn dự án điện mặt trời, điện gió sẽ "dồn toa" vận hành vào cuối năm nay để kịp hưởng giá ưu đãi mua điện theo Quyết định 13/2020.

Theo thông tin mới nhất từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện gió và điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch gần 23.000MW (trong đó, điện mặt trời khoảng 11.200MW; điện gió khoảng 11.800MW).

Toàn quốc đã đưa vào vận hành 102 dự án điện mặt trời với tổng công suất 6.314MWp. Trong đó, chỉ riêng trong quý II/2019 có gần 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 4.000 MWp được đưa vào vận hành. “Đây là khối lượng công việc kỷ lục trong quá trình phát triển của ngành điện Việt Nam và số lượng nhà máy được đưa vào vận hành cũng là kỷ lục từ trước đến nay”, EVN đánh giá.

Sự phát triển nóng của các dự án điện mặt trời, điện gió dẫn tới tình trạng một số đường dây, trạm biến áp 110-500 kV tại các khu vực như Ninh Thuận, Bình Thuận trong tình trạng quá tải vào thời điểm các dự án đồng thời phát công suất cao.

à

EVN đã đề nghị Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải cần thiết để đảm bảo giải tỏa các nguồn năng lượng tái tạo mới được bổ sung quy hoạch.

Trong quá trình vận hành, đại diện Trung tâm Điều độ quốc gia (A0) cho biết, họ buộc phải áp dụng giải pháp mở vòng, giảm huy động thuỷ điện trong khu vực để đảm bảo đường dây không vượt quá mức cho phép. "Nguyên tắc chung là phân bổ đều công suất phát cho các nhà máy theo tỷ lệ công suất công bố, không phân biệt giá. Theo đó, các nhà máy năng lượng tái tạo được ưu tiên huy động so với nhà máy truyền thống, như giảm huy động thuỷ điện để ưu tiên cho năng lượng tái tạo", đại diện A0 chia sẻ.

Thời gian qua các đơn vị đã đưa vào vận hành 21 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV phục vụ giải tỏa các nguồn điện năng lượng tái tạo với tổng chiều dài đường dây trên 750 km và các trạm biến áp tổng dung lượng 5.025 MVA. Trong đó đã hoàn thành vượt tiến độ một số công trình trọng điểm như: Nâng công suất các trạm 500kV Vĩnh Tân, Di Linh; nâng công suất các trạm 220 kV Tháp Chàm, Hàm Tân; hoàn thành đưa vào vận hành các trạm 220 kV mới như Ninh Phước, Phan Rí; đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các tuyến đường dây 110kV trong khu vực...

Đến nay, hạ tầng lưới điện truyền tải đã cơ bản đáp ứng giải toả hết công suất của 113 dự án điện mặt trời, điện gió đã đưa vào vận hành với tổng công suất trên 5.700MW (bao gồm cả các dự án vận hành trước 30/6/2019 và các dự án mới được đưa vào vận hành trong năm 2020).

Nhưng nỗi lo quá tải lưới vẫn hiện hữu khi số lượng lớn dự án điện mặt trời, điện gió sẽ "dồn toa" vận hành vào cuối năm nay để kịp hưởng giá ưu đãi mua điện theo Quyết định 13/2020. Cụ thể, điều này nhằm được hưởng cơ chế giá điện cố định (FIT) áp dụng cho các dự án điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại đến hết ngày 31/12/2020 (theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam) và cơ chế giá điện FIT áp dụng cho các dự án điện gió đưa vào vận hành thương mại trước tháng 11/2021 (theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 sửa đổi quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió tại Việt Nam).

Thời gian qua,

Thời gian qua, các dự án điện mặt trời, điện gió đã có sự phát triển nóng.

Ông Nguyễn Hoài Bắc - Giám đốc Công ty Sunseap Links cho rằng, việc xã hội hóa đầu tư xây dựng đường truyền tải điện cũng là việc cần phải làm ngay, là xu thế tất yếu của phát triển năng lượng tái tạo và an ninh năng lượng trong thời điểm hiện tại và tương lai. Các nước trong khu vực và thế giới họ đã áp dụng mô hình này cách đây vài chục năm. Họ vẫn bảo đản an ninh năng lượng cho quốc gia và luôn trong tâm thế không bị thiếu hụt điện cho sinh hoạt và phát triển kinh tế.

Để đáp ứng yêu cầu tiến độ giải tỏa các nguồn năng lượng tái tạo, trong văn bản mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, EVN đề nghị Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải cần thiết để đảm bảo giải tỏa các nguồn năng lượng tái tạo mới được bổ sung quy hoạch.

Cụ thể gồm, các công trình đấu nối, đồng bộ các nguồn năng lượng tái tạo; các công trình đấu nối đồng bộ các nguồn điện khác kết hợp giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo để tăng hiệu quả đầu tư; các công trình tăng khả năng hấp thụ lưới điện khu vực phụ tải lớn/tập trung.

Bên cạnh đó, EVN cũng đề nghị Bộ Công Thương xây dựng cơ chế để chủ đầu tư các nguồn điện thực hiện đầu tư kết hợp các dự án nguồn và lưới điện truyền tải đồng bộ đấu nối đến các điểm nút/đường trục thu gom thuộc lưới điện của EVN nhằm giảm áp lực đầu tư lên EVN cũng như đáp ứng tiến độ đồng bộ các nguồn điện.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần xã hội hóa đầu tư hệ thống truyền tải điện

    Cần xã hội hóa đầu tư hệ thống truyền tải điện

    03:00, 22/08/2020

  • "THẮP SÁNG" NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Xã hội hoá truyền tải điện

    11:00, 26/07/2020

  • Phát triển năng lượng tái tạo: Cần đột phá trong thu hút đầu tư truyền tải điện

    Phát triển năng lượng tái tạo: Cần đột phá trong thu hút đầu tư truyền tải điện

    05:00, 19/06/2020

  • Chậm tiến độ dự án truyền tải điện do vướng thủ tục chuyển đổi đất rừng

    Chậm tiến độ dự án truyền tải điện do vướng thủ tục chuyển đổi đất rừng

    02:28, 21/02/2020

CHÂU HUỆ