RCEP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội như thế nào?

ĐỖ HUYỀN 14/11/2020 05:00

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (The Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) dự kiến sẽ được ký kết trong tuần này tại Hội nghị cấp cao ASEAN tổ chức trực tuyến tại Hà Nội.

Đây sẽ là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tiếp theo sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam thay da, đổi thịt.

Nói như Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thì cùng với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA), RCEP có ý nghĩa quan trọng cho mục tiêu, nền tảng cũng như chiến lược dài hạn của Việt Nam; tiếp tục khẳng định Việt Nam là quốc gia có vai trò, vị thế quan trọng trong toàn cầu hóa cũng như hội nhập của khu vực với thế giới.

á

Trải qua nhiều vòng đàm phán kể từ năm 2012 giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 đối tác đối thoại, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) được đánh giá là FTA lớn nhất thế giới bởi bao trùm một thị trường khổng lồ có quy mô 24,8 nghìn tỷ USD và hơn 2,3 tỷ người.

Trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch COIVID-19 thì việc Việt Nam ký kết 2 hiệp định quan trọng là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (đã ký) và RCEP (chuẩn bị ký) trong năm 2020 sẽ có tác động tích cực trong hồi phục và phát triển kinh tế của cả nước. Đồng thời, tạo ra một cấu trúc thương mại mới trong khu vực và thúc đẩy toàn cầu theo hướng tự do hóa một cách bền vững.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh RCEP được ký kết và đi vào thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn, có quy mô GDP gấp đôi hiệp định CPTPP, mà còn tiếp cận được nguồn nguyên liệu, phục vụ chuỗi sản xuất các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu hiện nay.

“Việt Nam có thể nhập khẩu chip điện tử từ Nhật Bản, Hàn Quốc; nhập nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc, sau đó sản xuất trong nước và xuất đi nước khác, đồng thời thỏa mãn quy tắc xuất xứ nội khối để tận dụng được ưu đãi thuế quan”, bà Trang nêu ví dụ.

Có thể bạn quan tâm

  • Hiệp định RCEP được ký trực tuyến ngay trong tuần này

    Hiệp định RCEP được ký trực tuyến ngay trong tuần này

    17:25, 09/11/2020

  • Nhật Bản và Australia cảnh giác với Trung Quốc khi các vòng đàm phán RCEP bước vào giai đoạn cuối

    Nhật Bản và Australia cảnh giác với Trung Quốc khi các vòng đàm phán RCEP bước vào giai đoạn cuối

    06:14, 01/10/2020

  • RCEP và cơ hội cho Việt Nam

    RCEP và cơ hội cho Việt Nam

    04:50, 01/09/2020

  • CPTPP và RCEP có

    CPTPP và RCEP có "vá" được thương chiến Mỹ-Trung?

    12:00, 01/07/2020

  • RCEP là cứu cánh của ASEAN thời kỳ hậu COVID-19

    RCEP là cứu cánh của ASEAN thời kỳ hậu COVID-19

    17:12, 26/06/2020

  • RCEP cần có sự tham gia của Ấn Độ

    RCEP cần có sự tham gia của Ấn Độ

    21:22, 18/06/2020

  • Chủ tịch EABC, TS. Vũ Tiến Lộc: “RCEP cần dựa trên sự đồng thuận và nên có sự tham gia của Ấn Độ”

    Chủ tịch EABC, TS. Vũ Tiến Lộc: “RCEP cần dựa trên sự đồng thuận và nên có sự tham gia của Ấn Độ”

    19:59, 17/06/2020

  • Chủ tịch EABC, TS. Vũ Tiến Lộc:p/“RCEP cần dựa trên sự đồng thuận và có sự tham gia của Ấn Độ”

    Chủ tịch EABC, TS. Vũ Tiến Lộc: “RCEP cần dựa trên sự đồng thuận và có sự tham gia của Ấn Độ”

    18:22, 17/06/2020

ĐỖ HUYỀN