Sự tham gia của Ấn Độ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
Hôm nay (17/6), các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đại diện cho 13 quốc gia Đông Á, bao gồm 10 nước ASEAN và 03 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đã tham dự Kỳ họp Hội đồng Doanh nghiệp Đông Á (EABC) lần thứ 47, được tổ chức trực tuyến trong bối cảnh của đại dịch COVID-19.
Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Đông Á, TS. Vũ Tiến Lộc, chủ trì hội nghị. Chủ tịch đã đánh giá cao các quốc gia Đông Á đã có những nỗ lực trong việc hạn chế các ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe người dân cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chủ tịch Vũ Tiến Lộc đề cập đến những thách thức hiện hữu từ các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 đến các nền kinh tế và đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về ba vấn đề chính bao gồm: (1) Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), (2) Kinh tế số, và (3) Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).
Về kết quả hội nghị, Chủ tịch VCCI cho biết:
Về tiến trình Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hội đồng khuyến nghị các Chính phủ đẩy nhanh tiến trình hoàn tất và ký kết Hiệp định.
Hội đồng nhấn mạnh lại nguyên tắc đồng thuận và sự tham gia đầy đủ của tất cả các quốc gia trong đó có e - một nền kinh tế giàu tiềm năng và là một đối tác quan trọng trong khu vực. Sự tham gia của Ấn Độ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
Về kinh tế số, Hội đồng nhất trí đẩy mạnh hợp tác của khu vực tư nhân trong chia sẻ thông tin, lan tỏa các thực tiễn tốt và thiết lập nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp và trong nền kinh tế.
Hội đồng đánh giá cao sự hợp tác của JETRO (Nhật Bản) với VCCI trong sáng kiến triển khai Dự án Digital STARS, hướng tới xây dựng mạng lưới khởi nghiệp ASEAN cho các Startup.
Về phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), khẳng định MSMEs là xương sống của các nền kinh tế trong khu vực và là động lực chính cho giai đoạn phục hồi và phát triển nền kinh tế sau dịch Covid-19.
Hội đồng cam kết sẽ tiếp tục các sáng kiến thúc đẩy phát triển MSMEs trong đó có việc xây dựng bộ sách điện tử hướng dẫn về thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy thương mại điện tử, tăng cường tiếp cận tín dụng cho MSMEs.
Đồng thời Hội đồng khuyến khích triển khai các sáng kiến mới như thành lập các Trung tâm một cửa cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý, phát triển thị trường và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo cho MSMEs.
Kỳ họp Hội đồng doanh nghiệp Đông Á lần thứ 48 dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 8/2020.
Có thể bạn quan tâm
20:31, 29/05/2020
13:47, 27/04/2020
14:01, 14/04/2020
08:35, 10/04/2020
15:00, 09/04/2020
17:04, 24/03/2020