Khi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng leo thang, có thể các thỏa thuận CPTPP và RCEP là con đường để Trung Quốc và châu Á định hình lại hệ thống thương mại toàn cầu trong tương lai.
Hai hiệp định thương mại đang được xác định là bước ngoặt: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết năm 2018 và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ được ký kết trong năm nay. Những hiệp định trên đang được kỳ vọng sẽ hạ thấp chi phí thương mại, thiết lập các quy tắc và thể chế tập trung trong khu vực này.
Mỹ và Ấn Độ ban đầu là đối tác của CPTPP và RCEP, nhưng đã rút khỏi trước khi hiệp định này hoàn tất. Các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi không có sự tham gia từ Mỹ và Ấn Độ, các thỏa thuận thương mại này mang tầm vóc của các hiệp định lớn nhất thế giới.
RCEP là một hiệp định được ký kết giữa ASEAN và 6 thành viên đối tác khác bao gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.Hiệp định này được đánh giá là một FTA cực kỳ quan trọng và lớn nhất trên thế giới với một thị trường khổng lồ lên đến trên 24 nghìn tỷ USD và 2,3 tỷ người cùng mức GDP xấp xỉ 4,9 nghìn tỷ USD, chiếm đến 39% GDP toàn cầu. Bên cạnh đó, CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. ..
Trong các nghiên cứu bởi Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, kiểm tra tính kinh tế lâu dài của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và hai hiệp định khu vực. Nghiên cứu cho rằng, Trung Quốc có nhiều thứ để mất nhất từ cuộc chiến thương mại và nước này đang có lý do để chuyển hướng tập trung sang các hiệp định mới, kể cả về lợi ích kinh tế và chiến lược lâu dài. Trung Quốc hiện đang là thành viên của RCEP và đang bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia CPTPP.
Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, sẽ không chỉ gây tổn hại cho Trung Quốc và Mỹ mà còn làm suy giảm GDP thế giới khoảng 301 tỷ USD và thương mại thế giới khoảng 1 nghìn tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2030. Những con số khổng lồ này đang là kết quả của sự rạn nứt mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington sẽ thay thế các giao dịch thương mại với Trung Quốc bằng cách mua thêm từ Mexico và Nam Á. Bắc Kinh cũng sẽ tìm kiếm sự hợp tác từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan và các nước ASEAN.
Và trên lý thuyết, CPTPP sẽ tạo nên sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa 11 thành viên ở châu Á và châu Mỹ, đồng thời thiết lập các điều khoản tiên tiến cho thương mại kỹ thuật số. Nó sẽ đặc biệt có lợi cho Nhật Bản, Mexico và Malaysia. RCEP sẽ kết nối Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với nhau và các nền kinh tế Đông Nam Á, đây sẽ là hiệp định thương mại tự do đầu tiên kết nối ba đại gia. Có thể, CPTPP và RCEP bù đắp những tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với toàn thế giới.
Theo ước tính từ Viện Peterson, sự tham gia của Trung Quốc trong CPTPP sẽ tăng thêm 45 tỷ đô la Mỹ vào thu nhập thực tế toàn cầu, trong đó chính Trung Quốc sẽ thu được 298 tỷ đô la Mỹ. Trung Quốc có thể áp dụng các quy tắc CPTPP để kiếm lợi nhuận từ hiệp đinh thương mại này. Và đồng thời, họ có thể cải thiện quan hệ với Liên minh châu Âu và Nhật Bản.
Một khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đến gần, chính quyền Trump đang áp dụng các biện pháp cứng rắn trừng phạt đối với các công ty, trường đại học và cá nhân của Trung Quốc. Ngược lại, bắc Kinh dường như cũng đang chuẩn bị cho một cuộc chiến kinh tế kéo dài và đang tìm cách đối phó với các cuộc tấn công của Mỹ bằng các hiệp định hợp tác kinh tế từ một khu vực “mới nổi” của thế giới.
Rõ ràng, RCEP và CPTPP mang đến hy vọng cho Trung Quốc trong một thế giới đang bị phân hóa mạnh. Hai hiệp định này bù đắp một phần thiệt hại của cuộc xung đột Mỹ-Trung, khuyến khích hợp tác kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương và đề xuất những hướng đi khả thi cho hệ thống thương mại thế giới. Trung Quốc đang khát khao thể hiện cam kết của mình đối với sự cởi mở trong thương mại.
Tuy nhiên, có một vấn đề được các chuyên gia quan ngại đó là mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng khu vực đang căng thẳng, chính sách kinh tế và an ninh bành trướng của Trung Quốc đang là một rào cản cho mối quan hệ trong khu vực này. Theo các chuyên gia kinh tế, nếu Bắc Kinh không xây dựng được một sự hợp tác cởi mở cùng có lợi để thúc đẩy sự phục hồi sau COVID-19 và sự năng động lâu dài của khu vực, các hiệp định thương mại trên là “vô tác dụng”.
Có thể bạn quan tâm