DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Báo chí - cầu nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp toàn cầu

Bài: DIỆU HOA, Ảnh: TUẤN ANH 23/11/2021 16:30

Đó là phát biểu của ông Phan Xuân Thuỷ - Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương tại Lễ trao giải Chương trình Bình chọn tác phẩm báo chí viết Doanh nhân – Doanh nghiệp và Môi trường kinh doanh.

>>[TRỰC TIẾP] DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Phan Xuân Thủy cho biết, những năm gần đây, với hàng loạt các FTA thế hệ mới được ký kết, báo chí còn là cầu nối quan trọng cho việc tăng cường các mối liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt cùng doanh nghiệp toàn cầu. 

ông Phan Xuân Thuỷ - Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương

Ông Phan Xuân Thuỷ - Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.

“Ba cùng” với các nhà doanh nghiệp

Theo ông Thủy, thông qua các cơ quan báo chí, những mặt chưa được trong môi trường kinh doanh của Việt Nam được phản biện, góp ý xây dựng để ổn định và minh bạch hơn. Bên cạnh đó, những thông tin phân tích của báo chí là những gợi ý tốt cho các doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi, thay đổi tính chất của các mối liên kết trong hoạt động quản lý kinh doanh. 

Đi sâu tìm và hiểu về doanh nghiệp, doanh nhân, "ba cùng" với các nhà doanh nghiệp, để thấu hiểu, cảm thông và phản ánh một cách chân thật, sinh động nghề và nghiệp của doanh nhân, đưa đến cho xã hội hình ảnh đúng như vốn có của doanh nhân, doanh nghiệp, đó vừa là sứ mạng cao cả của báo chí vừa là trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ của người làm báo. 

Vẫn theo ông Thủy, báo chí còn là cầu nối giữa lý luận và thực tiễn - nghĩa là sẽ góp phần làm sáng tỏ các chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước để doanh nghiệp thực hiện đầy đủ và có hiệu quả. Đây là công cụ thông tin có thế mạnh và hiệu quả nhất để tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời là đề tài hết sức nhạy cảm, thời sự và phong phú đối với báo chí, đặc biệt là báo hàng ngày.

Không những vậy, báo chí cũng là diễn đàn bày tỏ ý kiến của doanh nghiệp đối với Đảng và Nhà. Là nơi tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp để đề đạt với cơ quan Nhà nước, góp phần làm cho chủ thể kinh tế sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức thực hiện.

"Thông qua báo chí, những ý kiến của doanh nghiệp đã góp phần tạo ra những thay đổi tích cực của các cơ quan Nhà nước trong việc đổi mới chính sách đối với doanh nghiệp, doanh nhân.

Trong công tác tư tưởng lý luận, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với báo chí là nguyên tắc bất di bất dịch để bảo đảm cho hoạt động thông tin, tuyên truyền của báo chí đối với doanh nghiệp được thuận lợi, đúng pháp luật. Đảng và Nhà nước lãnh đạo và quản lý báo chí bằng các nghị quyết, chế tài, bằng hành lang pháp lý để định hướng cho báo chí hoạt động thông tin tuyên truyền đúng với nhiệm vụ chính trị của mình, đúng với lập trường, quan điểm chính trị tư tưởng của Đảng, pháp luật của Nhà nước". - ông Thủy đánh giá.

Từ trái qua phải: Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ông Phan Xuân Thuỷ - Phó Trưởng ban, Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI, nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Để làm được điều này, Đảng và Nhà nước luôn có cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động thông tin tuyên truyền của báo chí, kịp thời uốn nắn, giúp đỡ các cơ quan báo chí khi gặp phải những sai sót, khó khăn trong khi thi hành nhiệm vụ.

>>DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Doanh nghiệp cần chủ động biện pháp đối phó với thách thức

>>DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: 5 nhóm ngành “dẫn đường” cho kinh tế Việt Nam 2022

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp của doanh nghiệp, doanh nhân

Để các hoạt động thông tin, tuyên truyền nói chung, tuyên truyền phát triển doanh nghiệp trên báo chí nước ta nói riêng, khách quan, trung thực, theo Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng và Nhà nước cần tạo điều kiện cho báo chí luôn luôn bám sát được thực tiễn, tiếp cận được với đầu nguồn tin để nắm bắt được bản chất của những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm có những luận giải, thông tin chính xác, khoa học.

Diễn đàn “Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng”

Diễn đàn “Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng” và Lễ trao giải Chương trình Bình chọn tác phẩm báo chí viết Doanh nhân – Doanh nghiệp và Môi trường kinh doanh (lần thứ IX) do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 23/11/2021.

Đối với tuyên truyền phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay nên ưu tiên các chủ đề về cơ chế, chính sách, nguồn vốn, môi trường đầu tư, kinh doanh sản xuất và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, để bảo đảm cho việc thực hiện tốt kế hoạch, cơ quan báo chí cần phải bồi dưỡng những kiến thức mới về kinh tế thị trường, cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên viết về kinh tế. Đối với phóng viên biên tập viên tuyên truyền về doanh nghiệp, cơ quan báo phải tạo mọi điều kiện để họ có đủ tài liệu mang tính pháp lý, cũng như chuyên ngành mà họ muốn viết, muốn thâm nhập tìm hiểu.

Bởi vì, một lẽ rất đơn giản là muốn tuyên truyền về cái gì thì người làm báo phải hiểu thật rõ về nó thì tuyên truyền mới có hiệu quả. Và đó, cũng là việc làm thường xuyên của các cơ quan báo chí để cho chất lượng trong hoạt động tuyên truyền phát triển doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.

"Tuyên truyền phát triển doanh nghiệp là một nội dung của tuyên truyền kinh tế nói chung trên báo chí. Để thể hiện được nội dung này, nhà báo phải có những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về các chuyên ngành kinh tế như kinh tế chính trị, quản lý kinh tế, kinh tế phát triển..." - ông Thủy nói và khẳng định: Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì những yêu cầu đối với người làm báo cách mạng là rất cao, họ không những phải có tài mà còn phải có đức.

Theo ông Thủy, trong điều kiện nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng, đội ngũ những người làm báo cần quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị và phẩm chất đạo đức của người làm báo.

Chỉ có như vậy, trong hoạt động của mình, khi gặp những vấn đề mới nảy sinh của thực tiễn những người làm báo mới có được phương pháp luận khoa học mà phân tích, đánh giá, nhận định một cách chính xác, không những phản ánh đúng và trúng những gì đã và đang tồn tại mà còn đưa ra được những dự báo phù hợp với sự vận động tất yếu của tự nhiên và xã hội.

“Chính vì vậy, với 9 năm chỉ đạo chương trình cùng VCCI, chương trình Bình chọn tác phẩm báo chí viết Doanh nhân – Doanh nghiệp và Môi trường kinh doanh phải đã lan toả những tác phẩm báo chí có tính chất khơi gợi, phát huy những giá trị tốt đẹp của doanh nghiệp, doanh nhân; những sáng kiến trong cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh để từ đó hiện thực hoá tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đặt mục tiêu cho toàn dân tộc” – ông Thủy chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: 5 nhóm ngành “dẫn đường” cho kinh tế Việt Nam 2022

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: 5 nhóm ngành “dẫn đường” cho kinh tế Việt Nam 2022

    16:07, 23/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bốn yếu tố then chốt quyết định mức độ phục hồi kinh tế Việt Nam

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bốn yếu tố then chốt quyết định mức độ phục hồi kinh tế Việt Nam

    15:53, 23/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Thay đổi tư duy trong cải cách thể chế

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Thay đổi tư duy trong cải cách thể chế

    15:25, 23/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bối cảnh thế giới và những điểm nhấn cho phát triển kinh doanh

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bối cảnh thế giới và những điểm nhấn cho phát triển kinh doanh

    15:00, 23/11/2021

Bài: DIỆU HOA, Ảnh: TUẤN ANH