DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bối cảnh thế giới và những điểm nhấn cho phát triển kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn Dự báo năm 2022, bối cảnh chính trị và dịch bệnh COVID-19 sẽ tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt hơn nhằm thích ứng hiệu quả.

 
Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp 2022

Diễn đàn “Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 23/11/2021.

Thách thức trong bối cảnh mới

Chia sẻ tại Diễn đàn “Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 23/11/2021, TS Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, thế giới bước vào năm 2022, bối cảnh địa chính trị vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhiều thay đổi khó lường khi các trục địa chính trị lớn vẫn tiếp tục xảy ra đối kháng, giằng co để định hình lại vai trò dẫn dắt xoay quanh các động thái của Mỹ, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh, Úc…

Bên cạnh đó, dự báo Đài Loan, Ukraina, Afganistan vẫn là trung tâm của những bất ổn chính trị và căng thẳng địa chính trị tiềm tàng. Đồng thời, thế hệ lãnh đạo mới của Đức hậu “Merkel” và bầu cử tổng thống Pháp sẽ định hình những chính sách mới về thương mại, địa kinh tế, và hợp tác với EU.

Trong khi đó, dự báo bức tranh môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu 2022 có 4 xu thế mới bao gồm: thứ nhất, nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục chịu tác động sâu và dài trong năm thứ 3 của đại dịch COVID-19 và nhấn mạnh  áp lực tăng trưởng, ổn định và cân bằng xã hội sẽ gia tăng với hầu hết các quốc gia

Thứ hai là áp lực lạm phát gia tăng sau nhiều gói giải cứu, hỗ trợ. Tính đến thời điểm hiện tại, mức lạm phát tại một số nền kinh tế lớn là Mỹ (5,4%); UK (4,2%), EU (2,4% so với mức 2% hiệp ước Maastricht).

Thứ ba, nhiều khả năng là Trung Quốc, thị trường quốc gia lớn nhất thế giới sẽ chưa có dấu hiệu mở cửa cho đi lại. Đặc biệt, quốc gia này vẫn tiếp tục thực thi chính sách zero Covid để ngăn chặn dịch bệnh.

Cuối cùng, các quốc gia sẽ buộc phải thí điểm mở cửa biên giới, nhất là để tập trung khôi phục lại kinh tế, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn như du lịch, nhà hàng khách sạn…

Do đó, TS Khương chỉ ra, các quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các thách thức sẽ còn tiếp diễn bao gồm sự gián đoạn sản xuất do đứt gẫy chuỗi cung ứng trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Cùng với đó, các doanh nghiệp buộc phải trải qua quá trình số hóa do các phương thức tiêu dùng, sản xuất, cung cấp, tương tác, công việc…thay đổi, cùng tác động của đại dịch COVID-19.

Mặt khác, theo TS Khương, thói quen tiêu dùng cũng cho thấy xu hướng thời gian tới khi người tiêu dùng vẫn hạn chế mua sắm, ít đến nhà hàng, hạn chế đi du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí dẫn đến doanh số giảm cho nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp do thiếu lao động.

>> DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Doanh nghiệp kỳ vọng chương trình tổng thể hồi phục kinh tế

Kinh nghiệm từ thế giới

Chính vì vậy, TS Khương cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đến từ một số nền kinh tế lớn trên thế giới để các doanh nghiệp có thể thích ứng tốt hơn trước những thách thức. Cụ thể, vị TS dẫn chứng, các doanh nghiệp tại Singapore đã đầu tư mạnh mẽ vào số hóa, bao gồm phát triển năng lực kĩ thuật số cho hệ thống doanh nghiệp; số hoá chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, ông Khương cho biết, việc đào tạo kỹ năng được các doanh nghiệp Singapore triển khai trên quy mô lớn để giải quyết vấn đề gián đoạn sản xuất, cung ứng, và thay đổi việc làm hậu COVID-19 một cách hiệu quả đối với cả doanh nghiệp và người lao động.

TS Nguyễn Đức Khương chia sẻ tại Diễn đànn

TS Nguyễn Đức Khương chia sẻ tại Diễn đàn từ nước Pháp.

Trong khi đó, khoảng 70% các công ty Nhật Bản muốn theo đuổi các hoạt động ở nước ngoài đang suy nghĩ lại hoặc xem xét lại các chiến lược kinh doanh của họ do những rủi ro toàn cầu như đại dịch. Một cuộc khảo sát được công bố gần đây cho thấy, năm điều “giác ngộ” từ các giám đốc điều hành hàng đầu theo điều tra của IBM bao gồm: Chuyển đổi kỹ thuật số chưa bao giờ là về công nghệ, mà là vấn đề tư duy và sự sẵn sàng; Yếu tố con người là chìa khóa thành công; Chấn thương tâm lý đã phá huỷ chiến lược của công ty; Một số doanh nghiệp sẽ chiến thắng, nhưng một số doanh nghiệp sẽ thất bại. Nhưng ít người sẽ làm điều đó một mình; cuối cùng, sức khỏe là chìa khóa của sự bền vững.

Đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, phát triển dài hạn và bền vững hơn; Khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng “khoảng nghỉ” của đại dịch để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thúc đẩy khả năng cạnh tranh quốc tế thay vì chăm chú vào mục tiêu tăng trưởng nhanh và ưu tiên cho các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) được cho là các biện pháp hiệu quả để thích ứng tốt hơn trong tình hình mới.

Để phát triển kinh doanh trong điều kiện “bình thường mới” năm 2022, TS Nguyễn Đức Khương nhận định, ngay cả trong thời kỳ suy thoái và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, một số công ty vẫn có thể giành được lợi thế. Các cuộc khủng hoảng không chỉ tạo ra rất nhiều thay đổi tạm thời, chủ yếu là sự thay đổi trong ngắn hạn về nhu cầu, mà còn cả một số thay đổi kéo dài.

Chính vì vậy, cần xác định cơ hội tăng trưởng và xem xét lại mô hình kinh doanh là việc làm cần thiết. Trong đó, kết hợp con người– máy móc để đáp ứng những yêu cầu mới từ khách hàng, hoạt động kinh doanh theo đó bền vững, có khả năng kháng cự với các cú sốc. Chu trình sản xuất kinh doanh, tiếp cận khách hàng có thể kết hợp giữa con người, máy học (machine learning), thiết bị ứng dụng tự động (Chatbot), và robot…

Đồng thời, để hiểu rõ nhu cầu và đặc điểm cá nhân của khách hàng mục tiêu đối với loại sản phẩm kinh doanh, và tiếp cận marketing, đáp ứng hiệu quả kỳ vọng của người tiêu dùng, công nghệ và dữ liệu lớn là một công cụ vô cùng cần thiết. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bối cảnh thế giới và những điểm nhấn cho phát triển kinh doanh tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713562093 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713562093 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10