DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bốn yếu tố then chốt quyết định mức độ phục hồi kinh tế Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Bốn yếu tố then chốt gồm: Yếu tố dịch Covid-19, yếu tố bắt nhịp với đà phục hồi của các nền kinh tế, sự hỗ trợ của nhà nước và yếu tố bắt nhịp với những xu thế phát triển mới.

>> [TRỰC TIẾP] DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng

Trao đổi tại "Diễn đàn Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng", TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhận định, có 4 yếu tố ảnh hưởng tới câu chuyện phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022.

TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhận định, có 4 yếu tố ảnh hưởng tới câu chuyện phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022.

TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhận định, có 4 yếu tố ảnh hưởng tới câu chuyện phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Cụ thể gồm: Yếu tố cách phòng chống cũng như thích nghi với dịch Covid-19; Yếu tố bắt nhịp với đà phục hồi của các nền kinh tế; Sự hỗ trợ của nhà nước và yếu tố bắt nhịp với những xu thế phát triển mới đã được định hình rõ nét trong bối cảnh covid.

T.S Võ Trí Thành phân tích, thứ nhất, về câu chuyện dịch bệnh Covid-19, hiện chưa có dự báo nào nhận định được dịch sẽ đi tới đâu, hiện chỉ mong chờ vào vaccine, hay sự “đột biến hỏng” của Covid như tại Nhật Bản.

“Còn tại Việt Nam, chúng ta đã thay đổi chiến lược chống dịch, theo đó xác định thích ứng với dịch và chung sống an toàn với dịch”, ông Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Thứ hai là đà phục hồi kinh tế, cho đến nay, các dự báo tăng trưởng 2 năm tới của thế giới có thể chậm lại và không đồng đều giữa các quốc gia nhưng đà phục hồi khá rõ ràng. 

Diễn đàn “Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng”

Diễn đàn “Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 23/11/2021.

Theo đó, các thị trường mạnh về đầu tư, lớn về thị trường là các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam từ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ đều cho thấy dấu hiệu phục hồi, TS Võ Trí Thành nhận định đây là dấu hiệu lạc quan.

Tuy nhiên, bởi sự phục hồi không đồng đều và rủi ro quá lớn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh chỉ rõ những rủi ro gồm dịch bệnh; sự thu hẹp hoặc dừng lại của các gói hỗ trợ khiến các gói lãi suất, ưu đãi giảm… khiến quá trình phục hồi khó khăn hơn. Bên cạnh đó là rủi ro tài chính như sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán, bất động sản và rủi ro nợ của thế giới lớn hơn bao giờ hết.

>> DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Doanh nghiệp kỳ vọng chương trình tổng thể hồi phục kinh tế

Nhưng, ông Thành cũng cho rằng có tin tốt là các ngân hàng trung ương cũng như hệ thống ngân hàng thương mại cũng đã có kinh nghiệm xử lý nợ xấu tốt hơn giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008.

Nói về yếu tố thứ ba là các gói hỗ tợ chưa có tiền lệ về quy mô, cách thức, đối tượng, trao quyền…, ông Thành cho rằng, sự hỗ trợ là cần thiết mà tất cả các quốc gia đều cần áp dụng.

“Nhưng rủi ro là cũng chưa có tiền lệ. Do đó mà có nhiều điều chưa phù hợp ngay trong thiết kế và thực thi chính sách ví dụ những gói hỗ trợ ban đầu có quy mô quá nhỏ và thực thi thiếu hiệu quả, khả năng tiếp cận của người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là trách nhiệm của công chức trong thiết kế và thực thi chính sách chưa phù hợp”, TS Võ Trí Thành phân tích.

Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết, tin mừng là Chính phủ vẫn đang tiếp tục hỗ trợ, thậm chí đang tính tới gói hỗ trợ lên tới 10% GDP. Điều cần lưu ý là làm sao vừa quản trị được rủi ro từ các chính sách này, đồng thời vừa thực hiện đúng-trúng.

“Nhiều đánh giá cho rằng nếu thực thi tốt chương trình hỗ trợ này thì kinh tế có thể dược hỗ trợ thêm 1-1,5 điểm %”, ông Võ Trí Thành cho biết.

ff

Ông Võ Trí Thành cho rằng, hai năm tới xu hướng hồi phục tích cực ở các nền kinh tế.

Thứ tư, với xu thế thế giới, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết ví dụ tại APEC, các dự báo gần đây đều nhấn mạnh gắn phục hồi với xu thế mới là phục hồi xanh, phục hồi số và chyển đổi số. “Đây là 2 điểm mấu chốt thực hiện phát triển bền vững bao trùm sáng tạo. tại Việt Nam cũng đã có nhiều quyết định ủng hộ cũng như đưa ra kế hoạch thực hiện các xu thế này”, TS Võ Trí Thành cho biết.

Từ những phân tích 4 yếu tố nói trên, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhận định, mỗi vấn đề cân đối đều có những điểm được và thách thức, nhưng có vẻ như hai năm tới phần tích cực có trọng số lớn hơn.

Hàm ý thứ hai, ông Thành cho rằng, doanh nghiệp dù kinh doanh gì không được quên quản trị rủi ro - bắt nhịp đà phục hồi - bắt nhip xu hướng mới. 

“Tốc độ linh hoạt là cực kỳ quan trọng, bên cạnh đó, vốn xã hội bao gồm kết nối, tạo chia sẻ còn quan trọng hơn việc làm, thứ ba là biết cách học quan trọng hơn công nghệ, đây là ba câu nói quan trọng”, TS Võ Trí Thành cho biết.

Về xu hướng đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phân tích nhìn lại xu hướng trong vòng 5-7 năm lại đây trên thế giới, dù lĩnh vực đầu tư nào cũng gắn với ba từ “xanh – thông minh – nhân văn/văn hoá “ đây là xu thế, là sân chơi, cách kiếm tiền, lợi nhuận và ý thức cần được chú trọng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bốn yếu tố then chốt quyết định mức độ phục hồi kinh tế Việt Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713858584 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713858584 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10