Điện mặt trời mái nhà, cần ban hành chính sách đột phá để phát triển

PHƯƠNG THANH 06/05/2023 05:00

Quy hoạch điện VIII cần phát triển đồng bộ giữa nguồn và lưới điện. Chú trọng phát triển các nguồn điện phân tán để giảm đầu tư hạ tầng đấu nối, giảm truyền tải, giảm tổn thất điện năng.

>>Điện mặt trời mái nhà: Giúp doanh nghiệp sớm đạt mục tiêu "xanh hóa"

Sau khi Việt Nam cam kết đạt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26), đồng thời tham gia Chương trình Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), chủ trương xây dựng Dự thảo hoạch điện 8 đã thêm phần kỹ lưỡng và chặt chẽ. Các mục tiêu phát triển từng dạng năng lượng được điều chỉnh phù hợp nhằm đạt được các kế hoạch về chuyển dịch năng lượng và đảm bảo cam kết về biến đổi khí hậu và giảm phát thải. Quy hoạch điện 8 được đánh giá là một quy hoạch ngành rất quan trọng, khi ban hành phải đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ điện ổn định với giá thành hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Điện mặt trời mái nhà được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện có sẵn có, không phải nâng cấp lưới tải

Điện mặt trời mái nhà được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện có sẵn có, không phải nâng cấp lưới tải

Cũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023, diễn ra ngày 05/5, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương trình Chính phủ để ban hành Quy hoạch điện VIII trước 10/5/2023.

Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công thương phải bảo đảm thị trường xăng dầu ổn định, khẩn trương trình sửa đổi các nghị định về kinh doanh xăng dầu; trình ban hành Quy hoạch điện VIII trước 10/5/2023.

Trong đó tại tờ trình số 2575 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030 tầm nhìn 2050. Mục tiêu Quy hoạch điện 8 đã nhấn mạnh chiến lược cơ cấu nguồn điện theo đúng chủ trương Nghị quyết số 55 – NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về phát triển năng lượng. Khuyến khích khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo để xuất khẩu điện, sản xuất nhiên liệu mới (hydro, amoniac) đáp ứng nhu cầu chuyển dịch năng lượng trong nước và xuất khẩu.

Đặc biệt chú trọng phát triển các nguồn điện phân tán để giảm đầu tư hạ tầng đấu nối, giảm truyền tải, giảm tổn thất điện năng. Cân đối hợp lý giữa phát triển nguồn điện và nhu cầu điện tại các vùng, miền trên cơ sở sử dụng có hiệu quả, nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp tại khu vực.

Về quan điểm phát triển, Quy hoạch điện VIII cần bổ sung những điểm mới về tư duy, tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm giải quyết các thách thức đặt ra trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đánh thuế carbon với hàng hoá sản xuất sử dụng năng lượng hoá thạch…

>>Doanh nghiệp mong cơ chế linh hoạt cho điện mặt trời mái nhà

>>Điện mặt trời mái nhà: Cần khơi thông để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch

Về phương án phát triển nguồn điện, Quy hoạch điện 8, tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió trên bờ và ngoài khơi, mặt trời, sinh khối..), năng lượng mới, năng lượng sạch ( Hydro, amoniac xanh…) phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý, đặc điểm là các nguồn điện tự sản xuất, tiêu thụ điện mặt trời mái nhà .

Bên cạnh đó, phát triển các nguồn điện mới với công nghệ hiện đại đi đôi với đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành. Chấm dứt hoạt động với các nhà máy không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.

Trong đó tại tờ trình mới nhất của Bộ Công Thương, nội dung quy hoạch điện 8 đã nhấn mạnh, ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Tới năm 2030 tổng công suất các nguồn điện loại hình này ước tỉnh khoảng 10.355 MW, sản xuất khoảng 15,5 tỷ kWh (chiếm 2,7% tổng điện năng sản xuất). Điện mặt trời mái nhà được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện có sẵn có, không phải nâng cấp lưới tải. Mô hình này cần ban hành chính sách đột phá để phát triển.

Cũng tại cuộc họp Hội đồng thẩm định kết quả rà soát, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng, có độ phức tạp cao và được nhiều cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học cũng như các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm.

“Trong trường hợp nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng lên, hoặc để đạt mục tiêu cấp điện cho 100% người dân thì cần có cơ chế phù hợp cho điện áp mái, hoặc cơ chế sản xuất và tiêu thụ năng lượng tái tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp sản xuất", Phó Thủ tướng cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Điện mặt trời mái nhà: Cần có quy định cụ thể cho mô hình tự dùng      

    Điện mặt trời mái nhà: Cần có quy định cụ thể cho mô hình tự dùng      

    05:00, 02/05/2023

  • TP.HCM xin cơ chế đặc thù đầu tư điện mặt trời mái nhà: Giá FIT cần áp dụng linh hoạt hơn!

    TP.HCM xin cơ chế đặc thù đầu tư điện mặt trời mái nhà: Giá FIT cần áp dụng linh hoạt hơn!

    16:54, 10/03/2023

  • Doanh nghiệp mong cơ chế linh hoạt cho điện mặt trời mái nhà

    Doanh nghiệp mong cơ chế linh hoạt cho điện mặt trời mái nhà

    04:30, 11/12/2022

  • Điện mặt trời mái nhà: Giúp doanh nghiệp sớm đạt mục tiêu

    Điện mặt trời mái nhà: Giúp doanh nghiệp sớm đạt mục tiêu "xanh hóa"

    07:09, 29/04/2023

  • Thúc đẩy chính sách “xanh hóa” cho doanh nghiệp dệt may

    Thúc đẩy chính sách “xanh hóa” cho doanh nghiệp dệt may

    00:00, 27/03/2023

PHƯƠNG THANH