Vốn FDI giữ đà tăng mạnh
Số vốn và dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong khi triển vọng thu hút đầu tư mới ở những lĩnh vực mục tiêu lại khả quan.
>>>Vốn FDI chất lượng cao đang dịch chuyển đến Việt Nam
Điểm sáng đầu tư
Tổng hợp từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến hết quý 3, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đã tăng 12%. Cả nước hiện có 2.254 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài với số vốn đạt 10,23 tỷ USD (tăng 66,3% về số dự án và tăng 43,6% về số vốn so với cùng kỳ năm 2022). Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 15,91 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước và là mức thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua.
Sau một thời gian ngắn trong quý 2, vốn FDI chững lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và động thái thận trọng của các tập đoàn lớn trong việc xem xét tiếp tục rót vốn trước tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực từ năm 2024. Thời gian gần đây, vốn FDI vào Việt Nam đã có tín hiệu tích cực hơn, số dự án mới tăng trưởng nhanh hơn số vốn đầu tư cho thấy các nhà đầu tư vừa và nhỏ đang quan tâm thị trường Việt Nam.
Trong khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, đây là động lực quan trọng góp phần tạo đà tăng trưởng cho kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 và các năm tiếp theo.
Ở thời điểm hiện nay, khi dòng vốn FDI vào Việt Nam giữ đà tăng trưởng tốt thì triển vọng thu hút đầu tư mới lại rất khả quan, nhất là ở những lĩnh vực Việt Nam mong muốn và định hướng thu hút đầu tư nhằm gia tăng giá trị, tạo lan toả cho dòng vốn FDI. Đó là thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ điện tử, bán dẫn, vi mạch, năng lượng sạch...
Niềm tin của các nhà đầu tư với môi trường kinh doanh Việt Nam tiếp tục được củng cố, nhất là các nhà đầu tư lớn. Chẳng hạn như Apple, theo danh sách nhà cung ứng toàn cầu của “ông lớn” này, từ năm 2022, đã có 25 nhà cung ứng của tập đoàn này đã đặt nhà máy tại Việt Nam.
Một số nhà cung ứng trong số này đã và đang mở rộng sản xuất, dây chuyền và tuyển dụng với số lượng lớn. Có thể kể đến Compak Electronics, ngoài nhà máy ở Vĩnh Phúc, đã đầu tư thêm tại Thái Bình. Hay như Foxconn, ngoài nhà máy ở Bắc Giang đã mở rộng sản xuất tại Nghệ An…
Chủ động đón “đại bàng”
Lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất định, theo Tổng cục Thống kê, các nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, an toàn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ cộng động doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh cũng như có nhiều chính sách tài khoá, tiền tệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đã được thực thi hiệu quả.
Không chỉ trong ngắn hạn mà trong trung và dài hạn, kinh tế Việt Nam được các tổ chức tài chính thế giới dự báo có mức tăng trưởng tốt. Dù năm nay tốc độ tăng trưởng dự báo không cao nhưng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam lạc quan khi đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế từ năm 2024 với đà tăng trưởng được khôi phục và duy trì ở mức cao hơn trong năm 2025.
Nắm bắt cơ hội từ đầu tư nước ngoài, nhất là ở các ngành công nghệ cao, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam đã chủ động xây dựng các cơ chế thu hút đầu tư với mức ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam cùng các doanh nghiệp lớn có nguồn lực, sẵn sàng hợp tác phát triển ngành bán dẫn.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia - NIC và 3 khu công nghệ cao tại TP.Hồ Chí Minh, Hòa Lạc (Hà Nội) và Đà Nẵng. Đây là cầu nối quan trọng hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn Việt Nam.
Những cơ hội đang mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, theo đánh giá của các chuyên gia là sự khởi đầu cần thiết. Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng với hoàn cảnh mới. Đó là rà soát, bổ sung quỹ đất sạch; cải thiện cơ sở hạ tầng; rà soát quy hoạch điện, phát triển năng lượng tái tạo cung cấp dòng điện “xanh” cho dự án xanh; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…
Trong đó, chính sách liên quan đến việc thực hiện Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 đang được các nhà đầu tư lớn - “đại bàng” chờ đợi với cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Dòng vốn FDI bền bỉ đối mặt với thách thức
00:06, 13/09/2023
Việt Nam cần làm gì để “hấp thụ” 240 tỷ USD vốn FDI rót vào hydrogen?
13:09, 12/09/2023
Bất động sản công nghiệp hút vốn FDI
00:30, 01/09/2023
“Đòn bẩy” để Nghệ An bứt tốc thu hút vốn FDI
13:35, 31/08/2023
Bắc Trung Bộ với “cuộc đua” thu hút vốn FDI
11:40, 10/08/2023
Dòng vốn FDI vẫn chảy mạnh vào châu Á
01:00, 19/07/2023
Sửa đổi chính sách ưu đãi đón vốn FDI mới
02:00, 04/06/2023
Dòng vốn FDI tiếp tục đổ về Hưng Yên
16:22, 09/06/2023
Thu hút dòng vốn FDI xanh
14:00, 31/05/2023
Triển vọng dòng vốn FDI từ Mỹ
03:02, 29/03/2023
Hải Phòng: Rộng cửa đón dòng vốn FDI bền vững
01:10, 29/03/2023