Gỡ vướng nhà ở xã hội: Cần cuộc chơi “fair play”

NGUYỄN CHÍ THANH - Giám đốc Công ty CP Thanh Bình Hà Nội 22/11/2020 07:30

Cơ chế chính sách cho việc phát triển nhà ở xã hội còn lúng túng, chủ trương chưa nhất quán từ trên, thông tin vừa thiếu và mập mờ thì khó có thể "gỡ nút thắt" phát triển nhà ở xã hội.

Doanh nghiệp làm NƠXH lúc nào cũng bị áp lực là giá rẻ. Sau đó đi vay ngân hàng thì nguồn tín dụng ưu đãi khó tiếp cận. Chính sách đã có, nhưng các ngân hàng không dành ra một khoản cho các doanh nghiệp làm NƠXH nên nhiều doanh nghiệp phải vay thương mại.

Ông Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Công ty CP Thanh Bình Hà Nội

Ông Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Công ty CP Thanh Bình Hà Nội

Khi vay thương mại, các thủ tục không được giải quyết nhanh dẫn đến tình trạng đội giá trong khi đã cam kết giá thành. Khi chi phí thật bị tăng lên có thể dẫn đến tình trạng phá sản hoặc không triển khai được nên chuyện không có sản phẩm là điều tất yếu. 

Từ những năm 2007- 2008, chúng tôi phát triển các dự án NƠXH lãi suất ngân hàng vẫn ở mức 20%, tuy nhiên vẫn có 18 nghìn tỷ đồng lãi suất ưu đãi. Thời điểm đó, mọi người hăng hái xây dựng phát triển nhà ở xã hội, do được đề xuất và được kiểm tra, giám sát thực hiện. Lúc khó khăn như vậy, lãi suất cao như vậy mà doanh nghiệp vẫn làm nhà ở xã hội, người dân háo hức nhận nhà.

Vậy mà sau 10 năm, dù lãi suất đã xuống dưới 10%, quy hoạch cũng phát triển khác hẳn, nhưng chương trình nhà ở xã hội lại không phát triển được. Đó là do thiếu tính đồng bộ, thiếu sự liên kết giữa các bộ ban ngành, đặc biệt là từ UBND các tỉnh, thành và trách nhiệm của những người trong cuộc. 

Đầu tiên, Bộ Xây dựng nên có các thông tin công khai, yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố báo cáo rõ, hiện nay trong quy hoạch đã được phê duyệt thì các tỉnh có bao nhiêu hecta đất dành cho nhà ở xã hội. Cần phải báo cáo rõ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu các tỉnh thành chưa thực hiện được thì Bộ Xây dựng có trách nhiệm báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để khiển trách, nhắc nhở.

Nhiều khu đô thị với diện tích hàng chục ha nhưng quỹ đất nhà ở xã hội đã biến mất bất thường. Ảnh: S.T

Nhiều khu đô thị với diện tích hàng chục ha nhưng quỹ đất nhà ở xã hội đã biến mất bất thường. Ảnh: S.T

Thứ hai, kế hoạch giải phóng mặt bằng ra sao, các địa phương có tiền ngân sách để tổ chức giải phóng mặt bằng hay không cũng phải được trả lời dứt khoát, để nếu không có thì cần đấu thầu tổ chức giải phóng mặt bằng. Tất cả những điều này phải đưa vào trong kế hoạch.

Thứ ba, khi kế hoạch, đất sạch đã có rồi, có đấu thầu giải phóng mặt bằng hay không, có đấu thầu chủ đầu tư hay không cần phải có sự minh bạch. Thông qua các cơ quan thông tin đại chúng báo chí niêm yết công khai thông tin. Khi Nhà nước có thể đưa ra các chính sách hợp lý thì doanh nghiệp mới dám tiếp cận.

Thứ tư, tiếp tục tổ chức đấu thầu từ phía ngân hàng, yêu cầu ngân hàng phải có giá ưu đãi dành cho doanh nghiệp, mức tài trợ là bao nhiêu, mức cam kết cấp tín dụng là bao nhiêu. Đến lúc này Ngân hàng Nhà nước cần phải vào cuộc quản lý các ngân hàng thương mại. 

Chung quy lại, cơ quan quản lý Nhà nước phải lập ra được cuộc chơi, còn chơi ra sao cho “fair play” thì cần phải đưa ra đấu thầu công khai, minh bạch. Việc đấu thầu công khai sẽ tạo được sự cạnh tranh. Có cạnh tranh thì mới có thể nâng cao chất lượng và giảm được giá thành.

Nếu không minh bạch được thì việc phát triển NƠXH sẽ luôn ở tình trạng xin - cho, khó có thể thu hút được doanh nghiệp lớn có tiềm lực đầu tư. Dẫn đến các dự án triển khai chất lượng thấp, không hiệu quả hoặc chậm tiến độ. 

Có thể bạn quan tâm

  • [CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN]: Quỹ đất nhà ở xã hội đang

    [CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN]: Quỹ đất nhà ở xã hội đang "bốc hơi"

    08:30, 14/11/2020

  • TP.HCM đồng loạt kiểm tra việc mua bán nhà ở xã hội

    TP.HCM đồng loạt kiểm tra việc mua bán nhà ở xã hội

    06:00, 14/11/2020

  • Quỹ đất nhà ở xã hội

    Quỹ đất nhà ở xã hội "bốc hơi": Luật hở, ngân sách nhà nước thất thu

    15:00, 13/11/2020

  • TP HCM: Kiểm tra việc một người mua 2 căn nhà ở xã hội

    TP HCM: Kiểm tra việc một người mua 2 căn nhà ở xã hội

    04:16, 13/11/2020

  • Bài học từ Hàn Quốc về phát triển nhà ở xã hội

    Bài học từ Hàn Quốc về phát triển nhà ở xã hội

    04:00, 08/11/2020

  • Hà Nội cần 90.000 tỷ đồng đầu tư xây mới nhà ở xã hội

    Hà Nội cần 90.000 tỷ đồng đầu tư xây mới nhà ở xã hội

    12:00, 04/11/2020

NGUYỄN CHÍ THANH - Giám đốc Công ty CP Thanh Bình Hà Nội