BẤT ĐỘNG SẢN CUỐI TUẦN: 3 chu kỳ "sốt đất" dưới góc nhìn của một doanh nhân bất động sản kỳ cựu
Mỗi khi thị trường bất động sản có dấu hiệu sốt sình sịch và đóng băng thì các cơ quan quản lý phải nhanh chóng tìm biện pháp để hạn chế và kích thích thị trường trở về trạng thái bình thường.
Tuy vậy, mỗi biện pháp triển khai cần tránh làm thái quá, hạn chế sự thay đổi nhanh chóng, mất đi cơ chế tự cân bằng của thị trường.
Giai đoạn 2002 - 2003
Những năm đầu, Hà Nội vừa mới phát triển, nhà đầu tư luôn kỳ vọng đầu tư nước ngoài đổ vào. Kinh tế tăng trưởng, mạnh một số khu đô thị nhỏ tại nội thành và các huyện ven 4 quận nội thành được mở rộng đã xảy cơn sốt đất, nhà nhà đi mua đất, mua nhà mong kiếm chệnh lệch lợi nhuận cao.
Nhưng chỉ với một mệnh lệnh hành chính, sau một đêm thị trường hạ nhiệt và hệ luỵ các nhà đầu tư chôn vốn, các khu đô thị xây thô nhiều năm ngổn ngang, nhà xuống giá và bỏ hoang, kéo theo nợ ngân hàng nhiều năm mới giải quyết hết.
Giai đoạn 2008- 2010
Năm 2008, Hà Nội mở rộng sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, Hà Nội bùng nổ các dự án tại phía tây, các nhà đầu tư đã kỳ vọng về dự án phía tây thành phố như các dự án nằm cạnh trục đại lộ thăng Long: Geleximco, Nam An Khánh, Bắc An Khánh, các dự án nằm sát trục QL 32... đặc biệt khu vực láng Hoà Lạc, người mua và các nhà đầu tư từ các nơi trên cả nước tấp nập kéo về Hà Nội để mua. Tất cả đều kỳ vọng về một Hà Nội mở rộng phát triển.
Các sàn giao dịch bất động sản mọc lên như nấm, các nhà đầu tư lớn nhỏ hầu như bỏ hết các ngành nghề truyền thống mà chỉ đầu tư vào bất động sản, không gì lãi bằng.
Nhưng chỉ sau một thời gian tình hình kinh tế bị suy giảm vì ảnh hưởng khủng khoảng kinh tế thế giới và một số chính sách vĩ mô, nợ công tăng cao, nhà nước siết tín dụng và một số thay đổi về qui hoạch, các nhà đầu tư điêu đứng, khiến cho thị trường đóng băng, nợ xấu ngân hàng tăng cao, hệ luỵ nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng khó khăn nhất kể từ khi kinh tế Việt Nam mở cửa.
"Kết quả" là nhà nước phải kích thích nhiều gói kinh tế và giải quyết cục máu đông cho tới nay nhiều sàn bất động sản biến mất, bao nhiêu khách hàng, nhà đầu tư bán cửa bán nhà.
Giai đoạn 2020-2021
Năm 2020, toàn xã hội chưa bao giờ được chứng kiến thị trường bất động sản Việt Nam trải qua một giai đoạn đặc biệt như vậy. Dịch bệnh Covid-19 khiến cho mọi người phải giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan dịch bệnh. Các ngành kinh doanh truyền thống như: Nhà hàng, khách sạn, du lịch, vận chuyển, văn phòng, nhà cho thuê, bán lẻ đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Tưởng chừng như vậy, nền kinh tế sẽ gặp khó theo, thị trường bất động sản sẽ suy thoái và đóng băng theo qui luật thị trường? Tuy nhiên, giá bất động sản lại đảo chiều tăng và đặc biệt tại một số tỉnh như: Bắc Giang, Bắc Ninh Thanh Hoá, Quảng Ninh, Thành phố Thủ Đức, quy hoạch hai bên bờ sông Hồng vẫn sốt đất.
Một trong các lý do sốt đất ở các nơi trên là: Kỳ vọng về dòng vốn Đầu tư nước ngoài; cơ sở hạ tầng thay đổi; kinh tế sẽ tăng trưởng cao sau đại dịch; giá đất ở một số khu vực, địa phương còn thấp so với những nơi đã phát triển.
Hệ luỵ thì chưa rõ ra sao nhưng từ những đợt sốt trên đã nhìn thấy rõ hậu quả cho xã hội, nhà nước phải gồng gánh bao nhiêu năm. Thiết nghĩ, cơ quan quản lý nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn, chính sách không quá chặt nhưng cũng không quá lỏng lẻo và xử lý không mang tính “mệnh lệnh hành chính đột ngột” khiến cho thị trường đóng băng ngay lập tức.
Các thành viên thị trường như: Nhà phát triển dự án, các nhà môi giới cần rõ ràng minh bạch, cung cấp pháp lý đầy đủ, không quá tham sẽ không phải chịu hệ quả kéo theo sau cơn sốt.
Các khách hàng, nhà đầu tư cần thận trọng hơn, không theo phòng trào mua bán bằng được, trước quyết định đầu tư hãy tìm hiểu kỹ càng hoặc gặp các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để tránh hậu quả “tiền mất tật mang”.
Có thể bạn quan tâm
Sốt đất Quảng Nam, Đà Nẵng (KỲ II): “Nấc thang” mới thiết lập thị trường
13:00, 01/04/2021
[GIẢI MÃ CƠN SỐT ĐẤT]: Dồn dập tin quy hoạch, cả nước giống như một đại dự án
05:00, 01/04/2021
Sốt đất do... quy hoạch
15:00, 31/03/2021
[GIẢI MÃ CƠN SỐT ĐẤT]: Không ai giàu từ "đánh bạc"
11:30, 31/03/2021
[GIẢI MÃ CƠN SỐT ĐẤT]: 7 dòng tiền lớn đang đổ vào bất động sản
07:00, 31/03/2021
Giải mã cơn sốt đất Hải Phòng
05:00, 31/03/2021
[SỐT ĐẤT TẠI CÁC ĐIỂM NÓNG]: Bộ TN&MT vào cuộc hạ nhiệt cơn sốt đất nền
15:22, 30/03/2021