Chưa khi nào trong lịch sử Việt Nam các thông tin quy hoạch lại được tung ra ồ ạt với quy mô rộng như hiện nay đẩy giá đất tăng nóng gây ra những tác hại xấu đến thị trường.
Dù Covid-19 đợt 3 bùng phát vào cuối tháng 1, thời điểm trước Tết nguyên đán 15 ngày, nhưng tâm lý người tiêu dùng gần như không bị ảnh hưởng như các đợt bùng phát trước đó, nhu cầu tìm mua bất động sản vẫn có xu hướng gia tăng, thậm chí tăng cao hơn cùng kỳ năm trước - thời điểm chưa có dịch bệnh xuất hiện.
Theo dữ liệu lớn (big data) của Batdongsan.com.vn mức độ quan tâm (phản ánh nhu cầu thị trường) và lượng tin đăng (phản ánh nguồn cung) 30 ngày sau Tết âm lịch tăng mạnh so với 30 ngày trước Tết, lần lượt là 76% và 36%. So với thời điểm sau Tết 2020, lượt quan tâm cũng tăng tới 43%.
Ngay sau Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản tái khởi động ngoạn mục với hàng loạt kế hoạch ra hàng, giao dịch bất động sản tăng trở lại, tập trung ở loại hình đất nền. Thị trường bất động sản sôi động nhờ lực đẩy cộng hưởng từ nhiều yếu tố như: Tiền rẻ do lãi suất rất thấp (khoảng 3.5-5% tuỳ kỳ hạn); đông đảo nhà đầu tư F0 tham gia thị trường; thông tin quy hoạch được tung ra ồ ạt; tăng khung giá đất nhà nước (giá đất một số địa phương được tăng lên từ 15-30%, có những nơi 50 - 100%). Các yếu tố cùng cộng hưởng và tạo ra những “cơn sốt” tại một số địa phương.
Bên cạnh các thị trường truyền thống, tại nhiều thị trường mới có thông tin quy hoạch hạ tầng được công bố, mức giá tăng phổ biến từ 10-30%, một số nơi giá đất tăng gấp 2-3 lần trong thời gian ngắn.
Theo ghi nhận từ dữ liệu lớn của Batdongsan.com.vn, các khu vực có lượt quan tâm tăng mạnh trải rộng từ Bắc vào Nam. Tính đến ngày 15/3, lượng quan tâm 1 số khu vực tiêu biểu như Bắc Giang tăng 256%, Bắc Ninh tăng 113%, Hải Phòng tăng 84%, Quảng Ninh tăng 147%, Đà Nẵng tăng 35%, Lâm Đồng tăng 80%, Đồng Nai tăng 18%, Vũng Tàu tăng 43%, Long An tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể nói chưa khi nào trong lịch sử Việt Nam các thông tin quy hoạch lại được tung ra ồ ạt với quy mô rộng như hiện nay. Từ hệ thống cao tốc Miền Tây, đến quy hoạch sân bay, thành phố vệ tinh, đường ven biển, thành phố cấp 1 lên thành phố trực thuộc TW, TP trực thuộc TW lên đô thị đặc biệt, quy hoạch hai bên sông Hồng, xây thêm 12 cầu nối 2 bờ sông Hồng,... Cả nước giống như một đại dự án được triển khai với quy hoạch đồng bộ. Những thông tin tích cực này đang “chắp cánh” cho thanh khoản và giá bất động sản đầu năm 2021, đặc biệt là ở phân khúc đất nền.
Ăn theo thông tin hạ tầng, có những nơi giá đất tăng dựa trên nhu cầu và tiềm năng, cũng có nơi giá tăng bị thổi lên với những tin đồn và có thể tác động tiêu cực tới thị trường. Chẳng hạn, ở các khu vực như Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… đều là những địa phương có lợi thế phát triển bất động sản công nghiệp, nhiều khu công nghiệp được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng, tạo ra hệ sinh thái, giá đất tăng là dựa trên nhu cầu thật.
Còn với những khu vực có thông tin quy hoạch sân bay, trung tâm thương mại… giá đất tăng nóng, tăng liên tục trong một thời gian ngắn có thể xem là bị thổi, gây ra những tác hại xấu đến thị trường, đến xã hội mà chúng ta không thể lường trước được.
Có thể bạn quan tâm
Sốt đất do... quy hoạch
15:00, 31/03/2021
[GIẢI MÃ CƠN SỐT ĐẤT]: Không ai giàu từ "đánh bạc"
11:30, 31/03/2021
[GIẢI MÃ CƠN SỐT ĐẤT]: 7 dòng tiền lớn đang đổ vào bất động sản
07:00, 31/03/2021
Giải mã cơn sốt đất Hải Phòng
05:00, 31/03/2021
[SỐT ĐẤT TẠI CÁC ĐIỂM NÓNG]: Bộ TN&MT vào cuộc hạ nhiệt cơn sốt đất nền
15:22, 30/03/2021