Rà soát pháp luật để kiểm soát giá đất: Cần khung giá đất tiệm cận thị trường

PGS. TS. Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) 31/12/2021 17:00

Để nâng cao năng lực quản lý đất đai về giá đất, cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách về giá đất góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập với kinh tế thế giới.

LTS: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 767/CĐ-TTg,  yêu cầu các cơ quan nhà nước phải rà soát lại hệ thống pháp luật, ngăn lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu thị trường.

Cần thu hẹp phạm vi áp dụng khung giá đất do Nhà nước ban hành

Cần thu hẹp phạm vi áp dụng khung giá đất do Nhà nước ban hành (Ảnh: Khu dân cư đô thị liền kề phía bắc đường Trần Phú, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên 

Giải pháp cho vấn đề định giá đất là phải vừa sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013, vừa sửa đổi, bổ sung các Nghị định đã ban hành, đồng thời xây dựng các Nghị định, Thông tư mới cho những việc chưa được hướng dẫn thi hành. Nhanh chóng khắc phục tình trạng mâu thuẫn của Luật và văn bản dưới Luật.

Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần rà soát các Nghị định, Thông tư, đối chiếu với văn bản Luật để sửa đổi, bổ sung cho nhất quán và phù hợp với thực tiễn để việc thi hành Luật được nghiêm túc, đúng đắn hơn.

Cần thu hẹp phạm vi áp dụng khung giá đất do Nhà nước ban hành. Bởi giá đất trong các quan hệ phải do các bên tự quyết định, Nhà nước không can thiệp vào việc xác định giá của các bên.

Khung giá đất Nhà nước đưa ra chỉ mang có ý nghĩa tham khảo đối với các bên và chỉ có giá trị trong việc xác định nghĩa vụ tài chính người sử dụng đất phải thanh toán cho Nhà nước như thuế, lệ phí.

XEM THÊM >>> Rà soát pháp luật để kiểm soát giá đất: Bất thường trong đấu giá đất

Vấn đề cốt lõi, quan trọng đối với việc định giá đất, đó là xác định được giá trị của đất sát với giá thị trường. Ở các nước phát triển khi giá đất được công bố rộng rãi, mức độ sai lệch chỉ ở mức 5 - 7%.

Chính vì vậy, các cơ quan quản lý giá cần xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu định giá đất phải thường xuyên cập nhật sự biến động giá đất trong cả nước và theo vùng, miền, địa phương để làm cơ sở thực tiễn, làm căn cứ khoa học cho mỗi lần xây dựng lại (điều chỉnh) khung giá đất, tránh tình trạng ước lệ, phỏng chừng. Muốn vậy, cần tổ chức điều tra, khảo sát giá đất phổ biến trên thị trường.

Bên cạnh việc hoàn thiện các phương pháp định giá đất truyền thống đã ban hành, cần nghiên cứu sử dụng các phương pháp định giá hiện đại.

Ứng dụng công nghệ vào xác định giá đất, tới từng thửa đất, thực hiện đăng ký giá đất, xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất, khung giá đất, bảng giá đất, giá đất đấu giá, giá đất đấu thầu, giá đất bồi thường, giá đất tái định cư, và giá đất đăng ký làm cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước về giá đất. Đây là một công cụ có thể giúp cho các cơ quan định giá đất hàng loạt.

Có thể bạn quan tâm

  • Đồng Nai: Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai

    Đồng Nai: Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai

    17:31, 29/12/2021

  • Cơ chế đất đai phù hợpp/cho du lịch nông thôn

    Cơ chế đất đai phù hợp cho du lịch nông thôn

    20:12, 28/12/2021

  • Đấu giá đất và bài học trong quản lý đất đai

    Đấu giá đất và bài học trong quản lý đất đai

    01:05, 23/12/2021

  • Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định: Đẩy mạnh cải cách thủ tục đất đai

    Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định: Đẩy mạnh cải cách thủ tục đất đai

    13:18, 03/12/2021

  • Cải cách TTHC đất đai, xây dựng: Đề xuất chấm điểm các địa phương

    Cải cách TTHC đất đai, xây dựng: Đề xuất chấm điểm các địa phương

    12:15, 28/11/2021

  • Quản lý đất đai liên quan đến an ninh quốc phòng: Đề xuất 6 giải pháp

    Quản lý đất đai liên quan đến an ninh quốc phòng: Đề xuất 6 giải pháp

    16:00, 18/11/2021

PGS. TS. Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính)