Quản lý đất đai liên quan đến an ninh quốc phòng: Đề xuất 6 giải pháp

Diendandoanhnghiep.vn Người nước ngoài mượn pháp nhân hoặc thể nhân để đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vi phạm pháp luật và không được pháp luật bảo hộ.

LTS: Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã đề cập tình trạng hàng trăm nghìn ha đất do người Việt Nam mua giúp người nước ngoài và đặt câu hỏi về trách nhiệm và giải pháp cho cơ quan chức năng.

>>> Quản lý đất đai liên quan đến an ninh quốc phòng: Chặn kẽ hở từ M&A

 Cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối liên thông giữa cơ quan quản lý đầu tư và cơ quan quản lý đất đai.

Cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối liên thông giữa cơ quan quản lý đầu tư và cơ quan quản lý đất đai.

Ông Mai Văn Phấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo khoản 2 Điều 58 của Luật Đất đai, Điều 13 và khoản 2 Điều 42 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, khoản 26 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, pháp luật về đất đai quy định được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, trong trường hợp thực hiện dự án ở xã đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao hoặc được thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Không được nhận chuyển quyền sử dụng đất mà chỉ được nhận chuyển nhượng vốn (trong đó giá trị quyền sử dụng đất đã được vốn hóa) theo pháp luật đầu tư. 

Trong thời gian qua thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp nước ngoài mua bán, đầu tư, liên danh, liên kết trong sử dụng đất, triển khai các dự án trên địa bàn (đặc biệt là khu vực ven biển, biên giới, khu vực nhạy cảm).

Để quản lý chặt chẽ tình trạng người nước ngoài "lách luật", góp vốn, mua cổ phần DN trong nước, hoặc chuyển tiền cho người Việt đứng ra mua đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận thấy cần xem xét quy định chặt chẽ các điều kiện để người nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam.

Pháp luật chỉ công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với các trường hợp sử dụng đất hợp pháp. Do đó, việc cá nhân nước ngoài mượn pháp nhân hoặc thể nhân để đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải được làm rõ về động cơ, về dòng tiền đầu tư và UBND cấp có thẩm quyền tại địa phương phải có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn.

Khu đô thị Our City Hải Phòng do người Trung Quốc làm chủ đầu tư, cư dân sinh sống tại đây chủ yếu là người Trung Quốc

Khu đô thị Our City Hải Phòng do người Trung Quốc làm chủ đầu tư, cư dân sinh sống tại đây chủ yếu là người Trung Quốc

Ông Phấn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 6 giải pháp để đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng. 

Thứ nhất, quy hoạch các khu vực trọng yếu, nhạy cảm có liên quan đến quốc phòng, an ninh cần được tính toán trước một bước nhằm xác định khu vực, phạm vi, giới hạn để thực hiện các dự án đầu tư cũng như những khu vực hạn chế quyền tiếp cận và giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. 

Thứ hai, nghiên cứu xem xét, bổ sung sửa đổi vào Luật Đầu tư, Luật Hôn nhân và Gia đình các quy định để khi đầu tư vào khu vực này phải được kiểm soát chặt chẽ về đối tượng và dòng tiền đầu tư để ngăn chặn các hình thức mượn pháp nhân hoặc thể nhân thay thế yếu tố nước ngoài.

Thứ ba, thực hiện nghiêm túc chính sách, pháp luật đất đai trong việc giao đất, cho thuê đất tại các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh; Xác định cụ thể các tiêu chí về quốc phòng, an ninh xuyên suốt và thống nhất giữa các pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư…, nhưng đồng thời không cản trở việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối liên thông giữa cơ quan quản lý đầu tư và cơ quan quản lý đất đai để kịp thời theo dõi việc thay đổi vốn chủ sở hữu nhằm quản lý chặt chẽ quyền của người sử dụng đất gắn với nguồn vốn đầu tư.

Thứ năm, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đối tượng để nâng cao cảnh giác, không để bị lợi dụng làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

Cuối cùng, tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức trong hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân dân trong việc thực thi các quy định của pháp luật đất đai nói chung và các quy định của pháp luật liên quan đến yếu tố nước ngoài nói riêng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quản lý đất đai liên quan đến an ninh quốc phòng: Đề xuất 6 giải pháp tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711615165 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711615165 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10