Vòng xoáy địa ốc Miền Trung (KỲ CUỐI): Làm gì để tránh rủi ro?
Doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư cần am hiểu pháp luật, thượng tôn pháp luật, tránh tình trạng “cầm đèn chạy trước ô tô” dẫn đến kiện tụng như trong thời gian qua.
>>> Vòng xoáy địa ốc Miền Trung: Nhà đầu tư “sập bẫy”
Rất nhiều doanh nghiệp bất động sản, khi họ tìm đến văn phòng Luật sư của tôi họ nói: "Doanh nghiệp bất động sản không xin hỗ trợ tiền chỉ xin cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn là có thể bật dậy mạnh mẽ, nhưng việc này làm quá chậm".
Nguyên nhân là do hành lang pháp lý về thị trường bất động sản đang bị rất nhiều chồng chéo bởi thị trường bất động sản không chỉ bị điều chỉnh bởi luật kinh doanh bất động sản mà lĩnh vực này phải chịu sự tác động điều tiết của 12 Luật khác nhau như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất Đai, Luật Đầu tư…
Thậm chí, thị trường bất động sản còn bị tác động bởi luật hình sự, luật dân sự nên khi áp dụng vào thực tiễn rõ ràng các nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là rơi vào thế bí, thậm chí là đường cùng, không có lối thoát.
Có thể bạn quan tâm |
Chính những chồng chéo, bất cập nói trên là nguyên nhân căn bản làm hạn chế sự phát triển bình thường ở thị trường bất động sản, làm cho giá bất động sản tăng cao; mặt khác làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế - xã hội quốc gia khi nguồn lực lớn bị "đóng băng" ở các tài sản bất động sản đã hình thành nhưng không được đưa vào lưu thông sử dụng và nguồn vốn lớn đầu tư cho lĩnh vực này không được đưa vào lưu thông trong nền kinh tế.
Do đó, các doanh nghiệp, các chủ đầu tư nếu gặp khó khăn cần phải lên tiếng, thậm chí kiến nghị ra Trung ương, kiến nghị lên Thủ tướng để tháo gỡ khó khăn vướng mắc.
Về phía nhà nước, cần tránh hồi tố theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Còn về phía các khách hàng, các nhà đầu tư cần hết sức thận trọng, hết sức cảnh giác và đặc biệt là phải nắm rõ được những quan hệ pháp lý phát sinh trực tiếp đến những việc mình đang làm, đang đầu tư.
Nhà đầu tư phải nắm rõ pháp lý, phải có cái nhìn thấu giá trị hoặc rủi ro với tài sản mà mình sẽ sở hữu, hãy lựa chọn những dự án rõ ràng về pháp lý, những chủ đầu tư uy tín để “xuống tiền”.
Để làm được điều đó cần tìm hiểu kỹ thông tin chủ đầu tư: họ đã từng thực hiện dự án nào chưa, tiểu sử ra sao, tiềm lực tài chính như thế nào, uy tín truyền thông có tốt không... thông thường chủ đầu tư uy tín sẽ có những dự án tốt nên nhà đầu tư chỉ nên lựa chọn những dự án có pháp lý rõ ràng, đầy đủ các giấy tờ cần thiết như văn bản giao chủ đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết, hồ sơ dự án, giấy phép xây dựng,…
Pháp lý bất động sản rõ ràng sẽ đảm bảo vốn đầu tư an toàn, tăng khả năng sinh lời. Do đó, cần chắc chắn đây là sản phẩm mà mình sẽ mua, sẽ đầu tư là sản phẩm trường tồn và thuộc quyền sở hữu của mình, trong trường hợp có tranh chấp, chuyển nhượng sẽ được pháp luật bảo vệ, không bị mất tiền oan.
Rủi ro lớn nhất mà nhà đầu tư gặp phải là mua phải những dự án có pháp lý dở dang, tốn kém thời gian và tiền bạc để hoàn thiện hoặc không thể ra sổ vì vướng vi định
Trong trường hợp nhà đầu tư không hiểu pháp luật cần tham vấn luật sư để nắm rõ những điều khoản hợp đồng, điều kiện mua, điều kiện thanh toán, cam kết của nhà đầu tư, thủ tục chuyển nhượng, thủ tục hỗ trợ vốn từ ngân hàng (nếu có) và toàn bộ những thông tin pháp lý liên quan đến dự án.
Điều này là rất cần thiết vì khi xảy ra tranh chấp, người mua sẽ thiệt thòi nhất và có xu hướng yếu về pháp lý bởi các hợp đồng chủ đầu tư đưa ra là áp đặt.
Có thể bạn quan tâm
Đại gia đua gom đất: “Con dao hai lưỡi” từ sự bật dậy của thị trường bất động sản
11:00, 01/03/2022
Tương lai còn gọi tên cổ phiếu bất động sản công nghiệp
05:00, 01/03/2022
Loạt chính sách bất động sản nổi bật có hiệu lực từ ngày 1/3
01:00, 01/03/2022
Siết thuế chuyển nhượng bất động sản
05:00, 27/02/2022
Nguy cơ “đắp chiếu” bất động sản
01:10, 26/02/2022