Doanh nghiệp siêu nhỏ đang bị “ngó lơ”?

Nguyễn Việt 27/11/2018 11:30

"Sự biến mất của một quán mì nhỏ đã tồn tại 20 năm của người Việt cũng không thu hút bằng việc một doanh nghiệp lớn của Việt Nam phải bán thương hiệu phở cho nước ngoài".

nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ thường có quan niệm bảo thủ rằng khi đầu tư là muốn có ngay doanh số, sớm có lợi nhuận. Trong khi đó, việc đầu tư là phải tính đến dài hạn, thời gian thu hồi lại khá lâu, chưa chắc bảo đảm sớm có lợi nhuận. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp siêu nhỏ kiểu gia đình thường không mạnh dạn đột phá làm theo cách mới.

Nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ thường có quan niệm bảo thủ rằng, khi đầu tư là muốn có ngay doanh số, sớm có lợi nhuận. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp siêu nhỏ kiểu gia đình thường không mạnh dạn đột phá làm theo cách mới.

Những câu chuyện như vậy đang dần diễn ra như những điều bình thường trong xã hội. “Sự dửng dưng, chấp nhận những điều đó như là chuyện bình thường thật là đáng lo”, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành chia sẻ về sự "thờ ơ" với doanh nghiệp siêu nhỏ.

Siêu nhỏ nên than phiền không ai nghe thấy?

Theo ông Thành, lẽ ra, với tỷ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp của Việt Nam, chính sách phải quan tâm hơn đến các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp siêu nhỏ nhiều hơn, về cả chủ trương và sự thực thi. Nhưng theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, chính vì quy mô siêu nhỏ của mình, những doanh nghiệp này đang bị “ngó lơ”. Điều này giống như một loại “định mệnh” của những doanh nghiệp siêu nhỏ. Chính vì quy mô họ nhỏ quá nên tiếng nói của họ ít được nghe thấy trên các phương tiện truyền thông và do đó ít thu hút sự quan tâm của công chúng và cơ quan chính phủ.

Tại sao chúng ta không mấy quan tâm việc một hộ kinh doanh cá thể bán nước mía của Việt Nam có thể cạnh tranh được với các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nước ngoài hay không, mà quan tâm một doanh nghiệp hàng tiêu dùng lớn của Việt Nam nhận đầu tư cả tỉ "đô" từ một doanh nghiệp bia ngoại?

“Cơ quan Chính phủ chắc cũng ít quan tâm đến lời than phiền về thủ tục thuế của một doanh nghiệp siêu nhỏ, nhưng phải để ý đến than phiền trên mặt báo của một tập đoàn lớn về chuyện thuế của họ”, ông Thành chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • CPTPP là cơ hội cho các DNNVV Việt Nam

    CPTPP là cơ hội cho các DNNVV Việt Nam

    11:58, 02/11/2018

  • Ra mắt hệ thống đào tạo trực tuyến cho DNNVV

    Ra mắt hệ thống đào tạo trực tuyến cho DNNVV

    12:20, 28/09/2018

  • Sớm đưa Luật Hỗ trợ DNNVV đi vào “từng ngách” của doanh nghiệp

    Sớm đưa Luật Hỗ trợ DNNVV đi vào “từng ngách” của doanh nghiệp

    17:05, 19/09/2018

  • DNNVV sẽ được cung cấp miễn phí hóa đơn điện tử

    DNNVV sẽ được cung cấp miễn phí hóa đơn điện tử

    12:00, 26/08/2018

  • Xây dựng Nghị định cho Qũy phát triển DNNVV

    Xây dựng Nghị định cho Qũy phát triển DNNVV

    17:31, 07/08/2018

Vấn đề đặt ra là với số lượng lớn như vậy nhưng “sức khoẻ” của các doanh  nghiệp siêu nhỏ như thế nào, họ có khả năng trụ vững rồi lớn lên thành DNNVV, hay lại vẫn loay hoay ở dạng siêu nhỏ hoặc đuối quá thì thành lập mới một thời gian rồi rơi vào “điệp khúc” đóng cửa, giải thể?

Không mạnh dạn đột phá

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành lý giải, ban đầu của nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ là những hộ kinh doanh cá thể với kinh nghiệm mua đi bán lại hàng hóa, sau đó có điều kiện thì đầu tư thêm vào sản xuất. Nhân sự của họ phần lớn là người thân trong gia đình.

Thời gian đầu mới thành lập, nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động khá tốt và cũng có tầm nhìn chiến lược. “Tuy nhiên, thời gian sau, có nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ kiểu gia đình lại quen với cách làm cũ và ngại với cách làm mới vì sợ đảo lộn trật tự trong hoạt động doanh nghiệp và thiếu niềm tin khi thay đổi”, ông Thành phân tích.

Điều đáng nói theo ông Thành, nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ thường có quan niệm bảo thủ rằng khi đầu tư là muốn có ngay doanh số, sớm có lợi nhuận. Trong khi đó, việc đầu tư là phải tính đến dài hạn, thời gian thu hồi lại khá lâu, chưa chắc bảo đảm sớm có lợi nhuận. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp siêu nhỏ kiểu gia đình thường không mạnh dạn đột phá làm theo cách mới.

Nguồn lực mỏng, vốn hạn hẹp nhưng có những doanh nghiệp siêu nhỏ lại không có thói quen đi vay vốn ngân hàng vì sợ thiếu nợ. Bên cạnh đó, nếu đáp ứng nhu cầu vay thì họ phải có bản kế hoạch, chiến lược, phương án sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của phía ngân hàng, rồi còn vấn đề công khai minh bạch sổ sách chứng từ - điều mà các doanh nghiệp gia đình không muốn. Vì vậy, việc vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, nâng tầm quy mô đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn còn hạn chế lớn. Cho nên, rốt cuộc, các doanh nghiệp này rơi vào vòng luẩn quẩn vì tầm nhìn nhỏ nên cứ bé mãi!

Không vay vốn nên doanh nghiệp siêu nhỏ không có công nghệ mới, phương tiện thiết bị cũ kỹ, quy trình làm việc cũng cũ, cộng thêm việc ít chịu khám phá thị trường mới, khách hàng mới. Trong khi đó, chính bản thân doanh nghiệp siêu nhỏ còn chủ quan không biết rằng doanh nghiệp mình đang chịu áp lực cạnh tranh dữ dội từ rất nhiều đối thủ tiềm tàng có thể đe dọa sự tồn tại của họ trong tương lai.

Nguyễn Việt