[12 dự án thua lỗ] Bài 7: Đạm Hà Bắc trước áp lực tái cơ cấu khoản vay
Theo ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), gánh nặng lớn nhất của Đạm Hà Bắc hiện nay là tái cơ cấu lại các khoản vay.
Cụ thể, doanh thu năm 2018 của Đạm Hà Bắc là 3.087 tỷ đồng, nhưng riêng chi phí tài chính gồm lãi ngắn hạn, lãi dài hạn và tỷ giá đã chiếm tới 820 tỷ đồng. Với 820 tỷ đồng dành chi trả chi phí tài chính/3.087 tỷ đồng doanh thu thì Đạm Hà Bắc không thể “gượng dậy” nổi, vì các khoản phải trả chiếm trên 28%, bao gồm chi phí lãi vay đầu tư, lãi vay ngắn hạn và tỷ giá. Trong năm 2019, theo tính toán các khoản vay phải trả, lãi phải trả thì chi phí tài chính của Đạm Hà Bắc sẽ chiếm khoảng 870 tỷ đồng trên kế hoạch doanh thu khoảng 3.100 tỷ đồng.
Khó khăn do tổng mức đầu tư bị “đẩy” lên cao
Ông Cường phân tích: tính bình quân lãi suất vay đầu tư của Đạm Hà Bắc là 10,78%/năm chưa kể lãi phạt, nếu trả chậm là bị nhân lên hơn 15%/năm. Điều này dẫn đến tình trạng máy móc vẫn chạy với 80 - 90% công suất thiết kế, định mức tiêu hao đều ở mức bình quân 72 giờ chạy bàn giao theo thiết kế, định biên thấp hơn - hiện nay chỉ còn 80 - 85% định biên của thiết kế, lương dưới 7,5 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù đã thực hành tiết kiệm đến như vậy, nhưng vì gánh nặng chi phí mà chủ yếu là lãi vay đã dẫn đến nhà máy luôn ở trong tình trạng “báo động”.
Có thể bạn quan tâm
[12 dự án thua lỗ] Bài 6: Hai “kịch bản” cho Ethanol Dung Quất
04:06, 09/04/2019
[12 dự án thua lỗ] Bài 5: Nên cho Ethanol Phú Thọ được phá sản!
11:30, 08/04/2019
[12 dự án thua lỗ] Bài 4: Đạm Ninh Bình có thể khởi kiện
07:30, 07/04/2019
[12 dự án thua lỗ] Bài 3: Để tư nhân “đấu” với MCC tại “đấu trường” Tisco?
06:00, 06/04/2019
[12 dự án thua lỗ] Bài 2: PVTex hồi phục nhờ dứt điểm tranh chấp EPC
11:30, 05/04/2019
[12 dự án thua lỗ] Bài 1: Phải xử lý dứt điểm Nhà máy Bột giấy Phương Nam
13:31, 04/04/2019
“Dưới góc độ tập đoàn, chúng tôi tha thiết Chính phủ có chỉ đạo để tác động đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) hỗ trợ cho Đạm Hà Bắc được hưởng ưu đãi lãi vay. Vì nếu VDB không triển khai chương trình hỗ trợ nhà máy thì các ngân hàng thương mại khác đều không dám tiên phong hỗ trợ Đạm Hà Bắc”, ông Cường bày tỏ.
Từ vấn đề này theo ông Cường đã dẫn đến thực trạng, mặc dù nhà máy vẫn hoạt động sản suất ra sản phẩm cung ứng ra thị trường, như hai tháng đầu năm 2019 đã sản xuất ra khoảng 60.000 tấn Urê, năm 2018 là 255.000 tấn Urê. Nhưng nhà máy lại đang gặp khó khăn là chi phí quá lớn, điều này đưa đến tình trạng nhà máy không thể “kham nổi” các khoản chi phí này.
“Bản thân nhà máy cũng không thể hoạt động liên 365 ngày, vì cũng cần phải có thời gian bảo dưỡng, đó là chưa kể nguồn nguyên liệu cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, năm 2019 lại có thêm món mới là tăng giá điện thì không biết Đạm Hà Bắc sẽ “xoay sở” như thế nào nếu như các ngân hàng vẫn giữ nguyên tình trạng trả lãi vay như hiện nay”, ông Cường nói.
Là người trực tiếp đi xuống nhà máy Đạm Hà Bắc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, Đạm Hà Bắc với dây chuyền sản xuất số 1 có chất lượng rất tốt, lá cờ đầu của ngành nhưng khi đưa giai đoạn 2 vào là lập tức kéo nhà máy “đi xuống”. Nguyên nhân, 1 đồng đầu tư nhưng giá thành tăng lên thành 2 đồng thì làm sao nhà máy chịu nổi chi phí khấu hao, lãi vay và chênh lệch tỷ giá. Nếu tách riêng giai đoạn 1 thì Đạm Hà Bắc vẫn “sống khỏe”. Nhưng vì chúng ta đem “trộn” cả 2 giai đoạn vào với nhau khiến nhà máy rơi vào tình cảnh lao đao, nợ nần.
“Việt Nam đang xảy ra một thực trạng, phê duyệt dự án đầu tư thì quá nhanh, nhưng triển khai lại thường xuyên bị kéo dài, hiệu quả đầu tư thấp. Nếu dự án này giao cho tư nhân thì chi phí chắc chỉ bằng một nửa số tiền đã rót vào dự án này”, Phó Thủ tướng nói.
Vẫn theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Đạm Hà Bắc gặp khó khăn là do tổng mức đầu tư bị “đẩy” lên cao, dẫn đến khấu hao, lãi vay, chi phí chênh lệch tỷ giá lớn. Nếu sau này có doanh nghiệp khác tiếp nhận thì dù có tiết giảm chi phí đến mức tối đa, cải tiến công nghệ đến mấy cũng không chịu đựng nổi.
Thanh tra phát hiện nhiều sai phạm
Báo cáo về tình hình thanh tra về dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Bộ Công Thương cho biết, tháng 8/2013 Thanh tra Chính phủ về làm việc và thu thập thông tin, tài liệu về Dự án và ngày 03/3/2017, Thanh tra Chính phủ có Quyết định số 497/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc thanh tra toàn diện Công ty cổ phần Phân đạm Hóa chất Hà Bắc, đến nay chưa có kết luận thanh tra.
Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã tiến hành thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng của công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tại dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm và hóa chất Hà Bắc và đầu tư xây dựng công trình khu tái định cư và đã có kết luận thanh tra số 514/KL- TTr ngày 29/12/2016.
Một số kết luận chính của các kết quả thanh tra như sau: Tại một số hạng mục, gói thầu còn thực hiện chưa tuân thủ đủ điều khoản hợp đồng đã ký kết như gói thầu số 7A và Gói thầu số 7B không có hồ sơ chứng minh nhà thầu thi công thực hiện mua bảo hiểm cho vật tư, máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba và các loại bảo hiểm khác; gói thầu số 7B không thực hiện công tác thanh toán giai đoạn theo cam kết trong hợp đồng là mỗi tháng thanh toán một lần.
Nhiều gói thầu thực hiện chậm tiến độ so với thời gian quy định trong hợp đồng như: điều chỉnh tăng thời gian thực hiện Gói thầu EPC là 36 tháng thành 42 tháng và chậm tiến độ thực hiện 2 năm 8 tháng; một số hạng mục, gói thầu còn thực hiện chấm tiến độ so với yêu cầu như Gói thầu số 22 chậm tiến độ 649, Gói thầu số 7 chậm tiến độ 131 ngày.
Quá trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công tại các dự án còn tồn tại: Gói thầu số 07 đã thực hiện không phù hợp với trình tự, biện pháp thi công trong thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt; Gói thầu 7B thực hiện việc phá dỡ công trình và san lấp mặt bằng khi chưa tiến hành công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán phần phát sinh, chưa thực hiện thương thảo, hoàn thiện ký kết phục lục hợp đồng làm căn cứ thực hiện...