[12 dự án thua lỗ] Bài 1: Phải xử lý dứt điểm Nhà máy Bột giấy Phương Nam

Diendandoanhnghiep.vn Kể từ khi bắt đầu thực hiện, Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam đã được thanh tra 3 lần (gồm Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương), kiểm toán 1 lần (Kiểm toán Nhà nước khu vực VII) thực hiện.

Nhà máy Bột giấy Phương Nam nằm đắp chiếu, bán không ai mua.

Nhà máy Bột giấy Phương Nam nằm đắp chiếu, bán không ai mua.

LTS: Trong thời gian qua, cùng với công tác rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, nguyên nhân và triển khai thực hiện các giải pháp, phương án xử lý các dự án, doanh nghiệp, công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra đã được chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực, khẩn trương. Qua đó, toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp tới nay đều đã được tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra ở các cấp độ khác nhau để phát hiện các sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp. Từ đó đã từng bước làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan và đã triển khai xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật đối với các dự án, doanh nghiệp.

Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, căn cứ Quyết định số 1000/QĐ-BXD ngày 09/11/2010 của Bộ Xây dựng về việc thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng tại Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam - Tổng công ty Giấy Việt Nam từ ngày 16/11/2010 – 23/12/2010. Sau khi kết thúc việc Thanh tra Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng đã có Biên bản làm việc ngày 23/12/2010. Trong Biên bản Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng không đưa ra kết luận gì.

Nhà máy đã được thanh tra, kiểm toán

Còn với Thanh tra Bộ Tài chính, căn cứ Quyết định số 582/QĐ-BTC ngày 24/3/2014 của Bộ Tài chính về việc thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý nợ công và công tác quản lý, sử dụng quỹ tích lũy trả nợ từ ngày 10/4/2014 – 15/4/2014. Sau khi kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra Bộ Tài chính đã có biên bản thanh tra ngày 19/5/2014. Trong Biên bản Đoàn thanh tra đã kiến nghị đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam: Tổng công ty Giấy Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) và Công ty TRACODI xác định rõ các nội dung liên quan đến số tiền đã tham gia đầu tư vào Dự án của Công ty TRACODI số tiền chênh lệch 15.637.606.585đ.

Khẩn trương yêu cầu các nhà thầu thi công và đơn vị cung cấp dịch vụ đối chiếu, xác định giá trị công nợ phải thu, phải trả hoàn tất hồ sơ thanh quyết toán và giải quyết dứt điểm công nợ còn tồn đọng. Phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo số 195/TV-VPCP ngày 12/5/2014 của Văn phòng Chính phủ. Đến nay, Tổng công ty đã thực hiện xong nội dung kiến nghị trên của Đoàn Thanh tra Bộ Tài chính.

Về phía Thanh tra Bộ Công Thương, ngày 29/8/2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3350/QĐ-BCT về việc thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng tại Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam và Quyết định số 4152/QĐ-BCT ngày 31/10/2017 của Bộ Công Thương về gia hạn thời gian thanh tra Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam. Ngày 02/7/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Kết luận số: 5207/KL-BCT về thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng tại Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam. Hiện nay, Tổng công ty Giấy Việt Nam đang thực hiện những nội dung tại kết luận và kiến nghị của Đoàn Thanh tra Bộ Công Thương. 

Đến thời điểm hiện tại, Dự án đã được được thực hiện kiểm toán 1 lần và đã được Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII Thông báo kết quả tại Văn bản số 332/TB-KTNN ngày 01/12/2014, trong đó gồm một số nội dung như sau: Việc chạy thử có tải nhưng dây chuyền đã không thể vận hành ra sản phẩm theo mục tiêu của Dự án đã làm cho Dự án không hiệu quả (không sản xuất ra được sản phẩm); Việc dây chuyền chạy thử không thành công nhưng bên phía tập đoàn Andritz AG (theo hợp đồng số 01/2005/TCD-HĐ ngày 25/01/2005 đã ký giữa Công ty TRACODI và Tập đoàn Andritz AG) thì Tập đoàn Andritz AG cung cấp thiết bị toàn bộ, công nghệ và dịch vụ kỹ thuật không phải chịu trách nhiệm bảo hành do thời gian bảo hành đã chấm dứt (thời điểm thanh lý hợp đồng, chấm dứt bảo hành toàn bộ lô hàng vẫn còn nguyên đai nguyên kiện chưa được tiến hành kiểm hóa, giám định và bàn giao chi tiết giữa Công ty và Tập đoàn Andirtz AG).

Phải xử lý dứt điểm

Việc không được bảo hành mặc dù thiết bị chưa được lắp đặt, chạy thử là do việc ký kết hợp đồng chưa chặt chẽ và việc thi công các gói thầu chính chậm tiến độ, cụ thể: Theo hợp đồng số 01/2005/TCD-HĐ thì “thời gian bảo hành các thiết bị linh kiện là 24 tháng kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu, bàn giao, là thời gian kiện bột đầu tiên được sản xuất nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không quá 36 tháng kể từ ngày giao thiết bị cuối cùng (ngày hàng lên tàu) không cần biết là có sản xuất ra được sản phẩm hay không là không chặt chẽ, không phù hợp với thông lệ là thời gian bảo hành tính từ thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng.

Quá trình thực hiện thi công các gói thầu chính phục vụ cho việc thực hiện Hợp đồng số 01/TCD-HĐ chậm tiến độ (gói thầu số 11 - San lấp mặt bằng: chậm gần 10 tháng so với hợp đồng ban đầu ký kết; Gói thầu 9A - Thi công cọc gia cố nền móng Khu sản xuất chính: Chậm 12 tháng so với Hợp đồng đã ký kết; Gói thầu số 9B - Thi công xây lắp khu sản xuất chính: chậm so với tiến độ so với hợp đồng ban đầu là 30 tháng 9 ngày) dẫn đến khi lắp đặt chạy thử thiết bị, không sản xuất ra sản phẩm nhưng đã quá 36 tháng kể từ ngày giao thiết bị cuối cùng nên không được bảo hành.

Đánh giá về Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, việc không thể bán đấu giá nhà máy này vì định giá quá cao, đấu giá tới 3 lần, hạ giá theo quy chế mỗi lần 10% nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Tổng công ty Giấy Việt Nam phải có phương án, vì các giải pháp đưa ra với nhà máy này đều rất rõ ràng, bây giờ tổ chức thực hiện như thế nào thì phải giải quyết nhanh chóng và dứt điểm.

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, về nhiệm vụ bán đấu giá Nhà máy Bột giấy Phương Nam, đây là dự án đã được Chính phủ đồng ý về chủ trương bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của nhà máy. Sau khi tiến hành tổ chức 2 lần vào tháng 7/2017 và tháng 8-9/2017 thì cũng chưa thành công, do giá trị thẩm định theo những quy định hiện hành quá cao, vướng mắc vì những cơ sở pháp lý về điều chỉnh giá thời điểm tiếp tục triển khai bán đấu giá trong trường hợp bán đấu giá lần đầu không thành công.

“Bộ Công Thương đã báo cáo và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành có liên quan thống  nhất xử lý việc bán đấu giá phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, Tổng công ty giấy Việt Nam đã thực hiện xong việc thuê tư vấn thẩm định giá lại dự án và đang hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Công Thương phê duyệt triển khai xây dựng tổ chức bán đấu giá nhà máy”, ông Khánh cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [12 dự án thua lỗ] Bài 1: Phải xử lý dứt điểm Nhà máy Bột giấy Phương Nam tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713870298 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713870298 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10