SCIC có dễ thoái vốn tại phồng tôm Sa Giang?

Nha Trang 05/07/2019 09:42

Là một trong những doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn năm 2019, việc thoái vốn tại CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (Mã CK: SGC) dự kiến mang về khoảng 400 tỷ đồng.

Mới đây, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang vừa thông báo Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ thoái toàn bộ 3,56 triệu cổ phiếu, tương đương 49,89% vốn điều lệ nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.

Đợt thoái vốn tổ chức theo hình thức đấu giá cả lô, tức mỗi nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán. Phiên đấu giá dự kiến ngày 15/7 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. Đơn vị trúng đấu giá có thời hạn một tuần để thanh toán tiền mua cổ phần.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang.

Giá khởi điểm là 111.700 đồng mỗi cổ phần. Nếu phiên đấu giá thành công, ước tính SCIC thu về hơn 400 tỷ đồng.

Được biết, Sa Giang là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm từ gạo như phồng tôm, hủ tiếu, phở, bún gạo lứt, bánh tráng…Trong đó, phồng tôm là sản phẩm chủ lực và đóng góp trên 90% doanh thu mỗi năm của công ty.

Những năm qua, kết quả kinh doanh của Sa Giang đạt được khá tích cực với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều, bất chấp những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân (CAGR) giai đoạn 2010 – 2018 của Sa Giang lên tới 8%. Trong đó, doanh thu năm 2018 đạt 288 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 23 tỷ đồng.

Sa Giang hiện đã xuất khẩu sản phẩm tới hơn 40 quốc gia và tỷ trọng xuất khẩu chiếm 55% cơ cấu doanh thu. Tại ĐHCĐ thường niên mới diễn ra, lãnh đạo Sa Giang cho biết sẽ chú trọng hơn thị trường trong nước bởi đây là thị trường có biên lợi nhuận tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước: Góc nhìn từ Vinaconex và Cảng Quy Nhơn

    Cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước: Góc nhìn từ Vinaconex và Cảng Quy Nhơn

    11:20, 03/07/2019

  • Thoái vốn bằng đầu mối chuyên nghiệp

    Thoái vốn bằng đầu mối chuyên nghiệp

    15:34, 19/06/2019

  • EVN có dễ thoái vốn tại PECC4?

    EVN có dễ thoái vốn tại PECC4?

    04:01, 09/06/2019

  • Thoái vốn Vinachem tại SRC đã được dàn xếp như thế nào?

    Thoái vốn Vinachem tại SRC đã được dàn xếp như thế nào?

    11:30, 07/06/2019

  • Vinachem vẫn

    Vinachem vẫn "lừng khừng" thoái vốn

    11:30, 27/05/2019

Cơ cấu cổ đông Sa Giang khá cô đặc khi SCIC hiện chiếm xấp xỉ 50% cổ phần. Các cổ đông nội bộ của công ty chiếm hơn 30% cổ phần. Trong năm 2018, các cổ đông nội bộ của Sa Giang đã liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu của công ty.

Theo báo cáo tài chính năm 2018 đã kiểm toán, tính đến ngày 31/12/2018, SCIC nắm giữ 49,89%; bà Trần Thị Thanh Thúy nắm giữ 21,08%; ông/bà Phạm Thanh Hoa nắm giữ 4,90%; ông/bà Phạm Hồng Thịnh nắm giữ 3,27%; ông Phạm Thanh Hùng nắm giữ 3,33% và các cổ đông khá nắm giữ 17,53%.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2019 của SGC, tổng doanh thu quý 1 của SGC đạt 85,79 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ bánh phồng tôm đạt 57,49 tỷ đồng; doanh thu tài chính đạt hơn 118 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt hơn 12 tỷ đồng - tăng hơn 52,34% so với cùng kỳ.

Chia sẻ trên Báo Đầu tư, ông Phạm Xuân Anh, Giám đốc Khối Dịch vụ ngân hàng đầu tư CTCP Chứng khoán MB - đơn vị tư vấn thương vụ này cho biết, tài sản chiến lược của Sa Giang là sở hữu bí quyết làm bánh phồng tôm, thương hiệu uy tín, mạng lưới khách hàng đa dạng trên toàn thế giới, khách hàng truyền thống ổn định… Đây có thể coi là nguyên nhân cổ phiếu của Sa Giang được định giá gấp 11 lần mệnh giá.

Tuy nhiên, với mức định giá cao như vậy, việc đấu giá cổ phần Sa Giang của SCIC được dự báo sẽ không dễ dàng. Trong vòng nửa nay nay, cổ phiếu SGC của Sa Giang tăng "đột biến" 85%, lên gần 120.000 đồng/đơn vị, nhưng thanh khoản chỉ vài trăm cổ phiếu.

Nha Trang