Cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước: Góc nhìn từ Vinaconex và Cảng Quy Nhơn

Ths Nguyễn Lê Ngọc Hoàn 10/07/2019 11:20

Hai vụ việc liên quan trực tiếp đến cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước thời gian qua là Vinaconex và Cảng Quy Nhơn cho thấy vẫn còn nhiều yếu tố trong công tác cổ phần hóa chưa thực sự được chú trọng.

Cảng Quy Nhơn là trường hợp hy hữu mà nhà đầu tư mua xong phải hoàn tại cổ phần về tay đại diện chủ sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, không ai dám đảm bảo rằng một khi đã có tiền lệ, sẽ không có trường hợp thứ 2,3 và kế tiếp xảy ra.

p/Nhiều sai phạm trong quá trình bán vốn Nhà nước tại Cảng Quy Nhơn.

Nhiều sai phạm trong quá trình bán vốn Nhà nước tại Cảng Quy Nhơn.

Sai phạm trong cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, ai chịu trách nhiệm?

Vinalines vừa hoàn tất thay lại HĐQT tại CTCP Cảng Quy Nhơn, sau khi chuyển 415 tỷ đồng cho Hợp Thành để nhận lại số cổ phần thông qua cổ phần hóa, đã bán cho Hợp Thành. Theo đó, việc thu hồi 75,01% Cảng Quy Nhơn đã hoàn tất.

Sở dĩ thương vụ Hợp Thành phải hoàn thành cổ phần Cảng Quy Nhơn đã mua cho Vinalines, là theo chỉ đạo của Chính Phủ, sau kết luận thanh tra và Thanh tra Chính phủ đã nêu rõ Bộ GTVT với vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước để xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình bán vốn Nhà nước tại Cảng không đúng với đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ trước đó phê duyệt. Từ những sai phạm, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu bộ hủy bỏ hai văn bản kiến nghị và thu hồi 75% cổ phần cảng Quy Nhơn đã bán cho công ty Hợp Thành.

Sai phạm thì đã khắc phục xong tại doanh nghiệp. Song, hai vấn đề nảy sinh từ chuyện Cảng Quy Nhơn còn chưa có đáp án rõ ràng: Bộ GTVT, chính xác là những cá nhân/bộ phận nào đã để xảy ra sai phạm trong quá trình bán vốn Nhà nước tại Cảng? Các cá nhân/ bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm với chế tài ra sao, trong phạm vi thời gian nào? Việc áp chế tài cho sai phạm trên đối tượng có được công khai, minh bạch hay không?
Vinaconex và vai trò của Nhà nước

 Hiệu quả cổ phần hóa và thoái vốn phải tính bao gồm cả định hướng chọn lựa nhà đầu tư đồng hành –cam kết phát triển doanh nghiệp đi lên, bền vững.

Trường hợp Vinaconex (VCG), thương vụ thoái vốn Nhà nước đặc biệt của SCIC thu về hàng nghìn tỷ đồng được đánh giá là thành công về hiệu quả đầu tư vốn. Song ngay từ giai đoạn chuyển giao, những lùm xùm tại doanh nghiệp đã xảy ra.

SCIC rời đi để lại một Vinaconex đầy tranh chấp giữa các nhóm cổ đông và ngổn ngang câu hỏi: song để lại 1 Vinaconex ngổn ngang những câu hỏi: Dòng tiền An Quý Hưng, cổ đông lớn nhất đã mua vốn từ Vinaconex đến từ đâu? Sở dĩ có câu hỏi này mà không phải hỏi với các cổ đông khác – bởi như đã được thông tin, An Quý Hưng là doanh nghiệp quy mô nhỏ, tổng tài sản rất thấp so với tài sản thực đã bỏ ra để mua hơn 57% cổ phần VCG.

Vinaconex càng ngổn ngang, vai trò SCIC trong việc quản lý và sinh lời cho đồng vốn, hay còn phải kiêm trách nhiệm góp động lực cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển sau cổ phần như mục tiêu đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nói chung, càng cần được lưu tâm. Rõ ràng, trong bối cảnh nào, bà đỡ Nhà nước đều có vai trò hết sức quan trọng với doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa đến tư nhân hóa. Bà đỡ ở đây không có nghĩa là Nhà nước can thiệp vào DN hậu thoái vốn và CPH, mà phải được thể hiện vai trò ngay từ khi xem xét “gả” bán DN để nhận “của hồi môn”.

Từ câu chuyện này nhìn lại Việt Nam, chúng ta thấy rằng dường như đang có sự nhầm lẫn giữa tư nhân hóa DNNN hậu CPH và thoái vốn – là sự tự do hoặc lỏng lẻo về cơ chế, thể chế giám sát. Trong khi đó, bất kỳ doanh nghiệp, một khi đã cổ phần hoặc đại chúng thì dù có vốn Nhà nước hay không, vẫn đều cần hoạt động theo Luật DN, Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư… Và Nhà nước nắm quyền can thiệp khi cần, theo đúng quy định pháp luật.

Tất nhiên, để tránh “sai lầm” chỉ phát hiện và phải khắc phục hậu cổ phần hóa và thoái vốn, tốt nhất trong quá trình thoái vốn DNNN và cổ phần hóa, đại diện vốn Nhà nước và các bên đều phải quyết liệt thực hiện minh bạch hơn nữa từ các khâu từ xác định tài sản, định giá, phương án sử dụng đất, tiêu chí lựa chọn NĐT,... rồi sau đó đưa lên giao dịch trên thị trường chứng khoán –chào bán. Lưu ý nhấn mạnh là nên có tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư thay cho “bán sao được giá”. Tức hiệu quả cổ phần hóa và thoái vốn phải tính bao gồm cả định hướng chọn lựa nhà đầu tư đồng hành –cam kết phát triển doanh nghiệp đi lên, bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước: Góc nhìn từ Vinaconex và Cảng Quy Nhơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO