Con đường độc đạo của Uniqlo

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 13/12/2020 05:50

Trong khi bán lẻ toàn cầu “điêu đứng” vì đại dịch COVID-19, thì Uniqlo - thương hiệu thời trang Nhật Bản, vẫn đứng vững trên con đường độc đạo.

Uniqlo Hà Nội rộng tới 2.500 m2, chiếm hết 2 tầng của trung tâm thương mại khiến khách hàng khó có thể rời đi khi trong giỏ chưa có sản phẩm Uniqlo. Ảnh: Đỗ Linh

Uniqlo Hà Nội rộng tới 2.500 m2, chiếm hết 2 tầng của trung tâm thương mại khiến khách hàng khó có thể rời đi khi trong giỏ chưa có sản phẩm Uniqlo. Ảnh: Đỗ Linh

Câu chuyện của Uniqlo rất đáng được các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cùng ngành nói riêng tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm.

Từ chiếc áo lông cừu..

Khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) vừa tạm lắng, trên đường phố trung tâm thủ đô Tokyo (Nhật Bản) xuất hiện một cửa hàng với tông màu xám chủ đạo và một khung vuông màu đỏ ghi dòng chữ Uniqlo bằng tiếng Nhật.

Không phải là chất liệu vải cotton, kaki, voan, hay sợi tổng hợp, Uniqlo chọn lông cừu làm điểm xuất phát- một loại nguyên liệu đắt đỏ và cổ xưa từng được người Ba Tư sử dụng 6.000 năm trước.

Chiếc áo khoác lông cừu của Uniqlo chỉ có giá 1.900 JPY (19 USD)/chiếc, bằng một nửa mức giá tại các cửa hàng khác, nhưng đã giải 

quyết cái rét trung bình 5 độ C của mùa Đông ở xứ hoa anh đào. Kết quả là, 2 triệu sản phẩm đã được bán ra chỉ trong 12 tháng và trong vòng 2 năm, lượng sản phẩm được bán ra đủ mặc cho gần 1/3 dân số Nhật Bản. 

Chất liệu lông cừu tiếp tục được khai thác trên 50 dòng sản phẩm khác nhau của Uniqlo, có mặt trên 2.200 cửa hàng tại 22 quốc gia ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. 

Năm tài chính 2019, tổng doanh thu từ thương hiệu Uniqlo đóng góp tỉ trọng tới 83% trong doanh thu hợp nhất của công ty mẹ Fast Retailing là

2.250 tỷ JPY (gần 22 tỷ USD), mang về thêm 2,8 tỷ USD cho tổng tài sản của nhà sáng lập Tadashi Yanai. 

Vào tháng 6 năm nay, dịch COVID-19 bùng mạnh, nhưng doanh số Uniqlo tại Nhật Bản, bao gồm cả thương mại điện tử, đã tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Tadashi Yanai vẫn tin tưởng vào các cửa hàng vật lý, bất chấp trải nghiệm khó khăn trong năm nay.

… đến những điều đặc biệt

Với Uniqlo, thời trang là một hệ sinh thái có chiều sâu và dồi dào sức sống. Tại trung tâm R&D Toray của Uniqlo ở ngoại ô Tokyo, hơn 1.000 nhà nghiên cứu liên tục làm việc để phát minh ra những mẫu thời trang mới, chất liệu mới phù hợp với mọi điều kiện thời tiết, gu thẩm mỹ của các châu lục vốn khác biệt nhau hoàn toàn về style thời trang. 

Như vậy, Uniqlo không chỉ cung cấp áo quần, phụ kiện mà còn ngấm ngầm dẫn dắt xu hướng thời trang toàn cầu, thậm chí có thể “điều khiển” xu hướng ăn mặc theo ý muốn của họ. 

Một trong những đặc sắc của Uniqlo là vải giữ ấm HeatTech, vải làm mát mùa hè Airism, Ultra Light Down, Life Wear. Với HeatTech, đó không chỉ là chất liệu may mặc mà là tổ hợp công nghệ bảo vệ sức khỏe, bởi vì chất liệu này có thể hấp thụ nhiệt tỏa ra từ cơ thể lưu trữ trong các túi bóng và hoạt động như các máy sưởi mini. 

Sản xuất là một chuyện, bán hàng lại là chuyện khác. Mô hình bán hàng Trade Marketing vốn không mới, nhưng trong tay các nhà điều hành Uniqlo, Trade Marketing là vũ khí vô cùng lợi hại. 

Nhà nghiên cứu thị trường Alex Nguyen ví von: “Brand Marketing giống như không quân, còn Trade Marketing là bộ binh. Không quân rải “bom thông điệp” rầm rộ mà bộ binh không biết đường đánh theo thì cũng xem như thua”. 

Trade Marketing bắt đầu bằng Trade in, nội hàm của Trade in là tạo ấn tượng từ sự hoành tráng hết mức của địa điểm bán hàng. Ví dụ, Uniqlo Hà Nội rộng tới 2.500 m2, chiếm hết 2 tầng của Vincom, bao vây lấy khách hàng, khiến họ không thể rời đi. 

Mỗi sản phẩm tại trung tâm thương mại vốn không có nhiều “cơ hội” để thu hút sự chú ý của người mua, vì thói quen xem hàng thường lướt nhanh qua để thỏa mãn thị hiếu tò mò. Nhưng Uniqlo đã giải quyết vấn đề này bằng nghệ thuật trưng bày, tạo cảm giác gần gũi như tủ đồ nhà bạn, nhân viên tư vấn được đào tạo bài bản, lịch sự luôn “bám sát” để đưa ra lời khuyên đúng thời điểm buộc khách hàng phải “móc túi”. 

Sau cùng, Uniqlo mang đặc sắc con người và văn hóa Nhật Bản, các thiết kế tối giản hết mức, cắt bỏ chi tiết không cần thiết để tiết kiệm chi phí, đồng thời hướng tới sự thực dụng, tiện lợi và bền bỉ.

Có thể bạn quan tâm

  • Câu chuyện về vị doanh nhân đứng sau sự thành công của đế chế Uniqlo

    Câu chuyện về vị doanh nhân đứng sau sự thành công của đế chế Uniqlo

    05:31, 28/10/2020

  • Triết lý thời trang LifeWear của UNIQLO

    Triết lý thời trang LifeWear của UNIQLO

    20:59, 11/09/2020

  • UNIQLO U Thu-Đông 2020: Bản giao hưởng cảm hứng giữa sự tinh tế và trang nhã

    UNIQLO U Thu-Đông 2020: Bản giao hưởng cảm hứng giữa sự tinh tế và trang nhã

    15:09, 09/09/2020

  • Bất chấp COVID-19, startup MarTech là partner của VinID, Uniqlo, ViettelPay gọi vốn thành công 32 triệu USD

    Bất chấp COVID-19, startup MarTech là partner của VinID, Uniqlo, ViettelPay gọi vốn thành công 32 triệu USD

    04:04, 22/07/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ