Doanh nghiệp thích ứng và tự chủ trong tình hình mới

LINH NGA 05/06/2022 07:30

Nhà báo Nguyễn Hoàng Phương-Cố vấn trưởng PTI chia sẻ: “Doanh nghiệp là một trong những nhân tố của cuộc sống. Để phát triển bền vững, không gì khác phải thay đổi, tự chủ và thích nghi”.

>>VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Thích ứng linh hoạt để vươn lên hùng cường

fd

Hội thảo: “Diễn đàn kinh tế và doanh nghiệp 2022: Thích ứng và tự chủ” do Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI, PBS và báo Công lý xã hội đã phối hợp tổ chức.

Hơn 2 năm qua cả thế giới và Việt Nam cùng chống đỡ dịch bệnh COVID-19. Nền kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiên cũng trong những khó khăn đó, mỗi quốc gia đã tìm được cách thích nghi và chung sống cùng COVID – 19. Sau chiến dịch phủ vaccine và các điều chỉnh chính sách, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục nhưng vẫn còn đó vô cùng nhiều những khó khăn thách thức.

Tại hội thảo: “Diễn đàn kinh tế và doanh nghiệp 2022: Thích ứng và tự chủ” do Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI, PBS phối hợp tổ chức, TS Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội nhắc đến khái niệm “VUCA” dùng để mô tả về thế giới “đa cực”, được xác lập khi thỏa 4 điều kiện: Biến động (Volatility), Không chắc chắn (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity); đồng thời ông nêu ra 4 thách thức lớn của kinh tế thế giới. Thứ nhất, ông Dũng nhắc đến là sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng. Để phục hồi kinh tế sau COVID-19, nhiều gói chính sách đã được các quốc gia ban hành. Hiệu ứng bật trả của lò xo bị nén sau 2 năm COVID-19 đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh, tuy nhiên, sự tăng trưởng đó không vững chắc. Bên cạnh đó, chiến dịch theo đuổi "Zero-Covid" của Trung Quốc cũng gây ra những tác động tiêu cực đến tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Thứ hai là gánh nặng nợ và lạm phát. Hậu quả của đại dịch và các gói chính sách kích cầu dẫn đến nợ quốc gia của nhiều nước tăng cao, nợ công, nợ của các gia đình và nợ của các doanh nghiệp đều chung chiều gia tăng.

Thứ ba, là căng thẳng địa chính trị. Cuộc chiến Nga - Ukraine không chỉ là cấm vận đơn thuần mà còn kéo theo các hệ quả về kinh tế, căng thẳng thương mại, hạn chế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Từ những thách thức lớn của kinh tế thế giới, chuyên gia Nguyễn Sĩ Dũng nêu lên các tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Tác động đến từ gánh nặng nợ tăng đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời hạn chế khả năng đầu tư của các doanh nghiệp FDI khiến thu hút đầu tư nước ngoài cũng không dễ dàng như trước.

Trong khi đó, lạm phát ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô trong nước và làm giá cả hàng hóa của Việt Nam tăng cao. Các biện pháp thắt chặt tín dụng của Mỹ và các nước sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, giá ngoại tệ đắt lên có thể tác động tích cực cho xuất khẩu.

TS Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh “Doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ về những thách thức của kinh tế thế giới là một phần cấu thành quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển và đặc biệt là cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh”.

gf

TS Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội.

Các chuyên gia đều cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển. Vấn đề là cần nhận biết và nắm bắt các cơ hội đó. Trong bối cảnh mới, giới chủ doanh nghiệp cần tập trung nâng cao năng lực hội nhập và cạnh tranh, thích ứng nhanh với “luật chơi” của kinh tế quốc tế. 

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, tái cấu trúc doanh nghiệp là tất yếu, phải ưu tiên hàng đầu. COVID- 19 cho thấy cách thức vận hành, phát triển kiểu cũ không còn phù hợp. Đây là lúc các doanh nghiệp cần tiếp cận với tiến trình phát triển, kết nối giá trị con người của nền kinh tế: kinh doanh tác động xã hội (Social Business). Xu hướng kinh doanh này đã, đang và sẽ là chiến lược, đích đến cuối cùng mà các tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới hướng đến như: IBM, Microsoft, Apple,..

Ông Đoàn chia sẻ 4 vấn đề cốt lõi cho tái cấu trúc doanh nghiệp: Một là, thiết kế lại một bộ máy tinh gọn, cơ cấu tổ chức linh hoạt để tùy biến khi cần thiết. Hai là, thiết kế lại hành trình trải nghiệm cho nhân viên. Ba là, chú trọng chức năng lãnh đạo trong tổ chức, không chỉ đối với người đứng đầu mà đối với từng người quản lý. Bốn là, cần tạo ra một văn hóa linh hoạt cho tổ chức.

Bên cạnh đó, theo ông Đoàn, mọi kinh doanh đều đặt trong "bối cảnh 4.0", doanh nghiệp cần làm quen với cách thức phát triển “cá nhanh nuốt cá chậm” và “dựa vào thế của kẻ mạnh”. Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng để hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán sáp nhập với các tập đoàn, công ty mạnh, từ đó tạo ra lợi thế cùng có lợi trong thị trường cạnh tranh rộng lớn hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp số trong tiến trình tái cấu trúc

    Doanh nghiệp số trong tiến trình tái cấu trúc

    04:05, 28/04/2022

  • Tái cấu trúc doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

    Tái cấu trúc doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

    02:30, 14/05/2022

  • Tái cấu trúc nền kinh tế 2021 - 2025: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

    Tái cấu trúc nền kinh tế 2021 - 2025: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

    09:19, 13/04/2022

  • Doanh nghiệp dệt may chuyển đổi số thích ứng

    Doanh nghiệp dệt may chuyển đổi số thích ứng "bình thường mới"

    04:00, 29/04/2022

  • Doanh nhân trẻ Việt Nam: Thay đổi để thích ứng

    Doanh nhân trẻ Việt Nam: Thay đổi để thích ứng

    10:05, 31/03/2022

  • Du lịch thích ứngp/trong bình thường mới

    Du lịch thích ứng trong bình thường mới

    09:56, 30/03/2022

LINH NGA