MoMo bắt tay “gã khổng lồ” F&B: Mở đường đến “siêu ứng dụng”?

NGUYỄN CHUẨN 11/09/2022 02:00

Xuất phát là một ứng dụng fintech, nhưng có thể trong tương lai MoMo sẽ là một “siêu ứng dụng” phổ biến tại Việt Nam.

>>>CEO “kỳ lân” MoMo tìm ý tưởng công nghệ mới từ trong khủng hoảng

Bắt tay với “gã khổng lồ” F&B

Mới đây, MoMo và Starbucks Việt Nam chính thức công bố hợp tác. Theo đó, MoMo sẽ là ví điện tử đầu tiên trở thành phương thức thanh toán tại tất cả các cửa hàng Starbucks trên toàn quốc. Như vậy, bên cạnh hình thức thanh toán tiền mặt và thẻ, từ nay, khách hàng Starbucks tại Việt Nam có thể thanh toán bằng ví điện tử.

Hiện tại người dùng MoMo có thể thanh toánp/cho Starbuck qua MoMo.

Hiện tại người dùng có thể thanh toán cho Starbuck qua MoMo.

Ông Nguyễn Mạnh Tường, Tổng Giám đốc MoMo cho rằng: “Hợp tác với Starbucks Việt Nam sẽ giúp MoMo củng cố thêm niềm tin để thực hiện hóa giấc mơ người Việt Nam có thể ra đường “chỉ với một chiếc điện thoại”, dù đó là hàng quán nhỏ hay chuỗi thương hiệu toàn cầu”.

Cũng theo ông Tường, việc hợp tác của MoMo với Starbucks sẽ thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam nhiều hơn nữa. Khách hàng cũng sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc thanh toán, từ tiền mặt, thẻ ngân hàng, thẻ thành viên cho tới ví điện tử.

Ở chiều ngược lại, thông qua việc hợp tác với MoMo, “gã khổng lồ” đồ uống của Mỹ có thể ngay lập tức kết nối với hệ sinh thái hàng chục triệu người dùng của MoMo. Dự kiến trong tương lai gần, hai bên sẽ nghiên cứu, triển khai thêm nhiều dịch vụ, cải tiến tính năng mới, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Nhìn chung, đẳng cấp toàn cầu của Starbucks là điều không phải bàn cãi, nhưng họ vẫn đang phải loay hoay tìm lối đi riêng ở Việt Nam. Điều này được nhìn thấy khi họ mới chỉ có 78 cửa hàng, trong khi những đối thủ cạnh tranh là Highlands Coffee có tới 500 cửa hàng và The Coffee House có 156 cửa hàng. Đặc biệt, độ phủ thị trường của Starbucks ở Việt Nam vẫn còn hạn chế khi mới chỉ chiếm khoảng khoảng 1% thị phần café tại Việt Nam.

Chia sẻ về hợp tác, bà Patricia Marques, CEO Starbucks Vietnam cho biết: “Với MoMo, chúng tôi đã tìm được một đối tác lý tưởng không chỉ về mặt ứng dụng công nghệ mà còn về sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người tiêu dùng tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng thông qua việc hợp tác này có thể nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ tại chuỗi Starbucks Vietnam”.

>>>MoMo và trào lưu fintech lên “siêu ứng dụng”

>>>MoMo toan tính gì khi “lấn sân” sang chứng khoán?

Con đường đến “siêu ứng dụng” của MoMo?

Khái niệm về một “Super Apps” hay còn gọi là “siêu ứng dụng” lần đầu tiên được giới thiệu bởi Mihal “Mike” Lazaridis, người sáng lập Blackberry Limited, người đã sử dụng thuật ngữ “siêu ứng dụng” trong bài phát biểu quan trọng của mình tại Đại hội Thế giới Di động năm 2010. Ông mô tả “siêu ứng dụng là công cụ có thể kết hợp với các ứng dụng khác để cung cấp đa chức năng từ một nền tảng”.

WeChat được coi là một siêu ứng dụng điển hình của Trung Quốc.

WeChat được coi là một siêu ứng dụng điển hình của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc mới là nơi phổ biến rộng rãi nhất khái niệm này với sự xuất hiện của WeChat thuộc về “gã khổng lồ” công nghệ Tencent. Đó là một ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào các dịch vụ nhắn tin, nội dung đa phương tiện, thanh toán điện tử, dịch vụ gọi xe, tư vấn bác sĩ trực tuyến hay thậm chí là … hẹn hò.

Ngày nay, khái niệm “siêu ứng dụng” đã đi sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dùng di động toàn cầu do tính linh hoạt của chúng. Hiện tại, có nhiều các “siêu ứng dụng” khác nhau đã được công bố, từ các ứng dụng mạng xã hội đến các ứng dụng FinTech như Uber, WeChat, Airbnb, Paytm, Alipay, Rappi, Grab, Line và Careem cùng nhiều ứng dụng khác.

Trên thực tế, đã từ lâu MoMo cho thấy những tham vọng trở thành một “siêu ứng dụng” của Việt Nam. Họ đã tính đến chuyện triển khai Mini App dành cho đối tác là các doanh nghiệp từ năm 2020. Đặc biệt gần đây, họ đang tích cực đẩy mạnh truyền thông giải pháp này tới cộng đồng nhà hàng, dịch vụ ăn uống (F&B).

Theo MoMo, Mini App cho phép các doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh nhanh chóng và dễ dàng tích hợp ứng dụng của mình vào nền tảng MoMo. Các lĩnh vực cũng rất đa dạng, có thể từ ăn uống, cà phê, trà sữa, đến mua sắm, thời trang, tài chính, du lịch giải trí, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tiện ích,…

Nói cách khác, một ứng dụng của một doanh nghiệp sẽ là một Mini App, được tích hợp trên một ứng dụng chung là MoMo. Người dùng chỉ cần tải và mở MoMo là có thể sử dụng tất cả các Mini App kèm theo và trải nghiệm mua sắm, thanh toán đa dịch vụ liền mạch ngay trên MoMo mà không cần phải tải nhiều ứng dụng. Mô hình này giúp doanh nghiệp kết nối được với hệ sinh thái đa dịch vụ cũng như cơ sở người dùng của MoMo. Đồng thời MoMo sử dụng AI để gợi ý các Mini App dựa trên hành vi người dùng, giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu và tăng tỷ lệ chốt đơn dựa trên nền tảng thanh toán sẵn có của MoMo.

Với sự xuất hiện mới nhất của Starbucks, trên nền tảng của MoMo hiện tại đang có gần 30 Mini App, chủ yếu là những đối tác ngành hàng ăn uống, mua sắm. Mục tiêu của họ là đến năm 2023 sẽ tích hợp được 100 Mini App trên nền tảng của mình.

Liệu MoMo có thể trở thành một siêu ứng dụng tại Việt Nam?

Liệu MoMo có thể trở thành một siêu ứng dụng tại Việt Nam?

Tuy nhiên, dù không thể phủ nhận sự tiện lợi của “siêu ứng dụng” trong kỷ nguyên chuyển đổi số đang tăng tốc với tốc độ cực nhanh. Nhưng, như đã đề cập ở trên, ngoài Trung Quốc, quỹ đạo toàn cầu của siêu ứng dụng không phải là điều đáng khích lệ nhất. Cho đến nay, không có công ty nào trên thế giới có thể phát triển một mô hình siêu ứng dụng thành công hoàn toàn.

Các siêu ứng dụng cũng đang phải đối mặt với những thách thức vì chúng chưa thể tạo ra sự tăng trưởng có lợi cho các đối tác. Hầu hết các mô hình siêu ứng dụng cho đến nay đều trở thành công ty độc quyền và điều này khiến tương lai lâu dài của chúng trở thành một dấu hỏi. Đặc biệt, phát triển các đề xuất giá trị khách hàng thực sự, cần phải thực hiện một khoản đầu tư lớn.

Với hệ sinh thái internet ngày càng đông đúc và số lượng ứng dụng tranh giành sự chú ý của mọi người, một “siêu ứng dụng” cần phải có khả năng chứng tỏ bản thân là một thực thể “không thể thiếu” trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, như cái cách mà WeChat đang làm ở Trung Quốc chẳng hạn.

So với WeChat, có vẻ con đường đến “siêu ứng dụng” của MoMo tại Việt Nam còn khá xa…

Có thể bạn quan tâm

  • CEO “kỳ lân” MoMo tìm ý tưởng công nghệ mới từ trong khủng hoảng

    CEO “kỳ lân” MoMo tìm ý tưởng công nghệ mới từ trong khủng hoảng

    04:00, 13/08/2022

  • MoMo và trào lưu fintech lên “siêu ứng dụng”

    MoMo và trào lưu fintech lên “siêu ứng dụng”

    05:05, 19/07/2022

  • MoMo toan tính gì khi “lấn sân” sang chứng khoán?

    MoMo toan tính gì khi “lấn sân” sang chứng khoán?

    02:00, 18/06/2022

  • MoMo hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và SMEs chuyển đổi số

    MoMo hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và SMEs chuyển đổi số

    15:36, 13/06/2022

  • Dragon Capital Việt Nam hợp tác MoMo: Ra mắt sản phẩm đầu tư chứng chỉ quỹ

    Dragon Capital Việt Nam hợp tác MoMo: Ra mắt sản phẩm đầu tư chứng chỉ quỹ

    05:19, 08/06/2022

  • Kỳ lân MoMo tăng trưởng vượt bậc trong 2 năm COVID-19 

    Kỳ lân MoMo tăng trưởng vượt bậc trong 2 năm COVID-19 

    10:03, 22/04/2022

  • MoMo trở thành ví thanh toán cho Gojek

    MoMo trở thành ví thanh toán cho Gojek

    14:19, 14/03/2022

  • Từ 'nhà nghèo' thành 'kỳ lân' tỷ USD nhưng MoMo không định 'xuất ngoại'

    Từ 'nhà nghèo' thành 'kỳ lân' tỷ USD nhưng MoMo không định 'xuất ngoại'

    04:23, 15/02/2022

NGUYỄN CHUẨN