MoMo và trào lưu fintech lên “siêu ứng dụng”

Diendandoanhnghiep.vn Hòa với trào lưu lên siêu ứng dụng của fintech thế giới, MoMo cũng nuôi tham vọng trở thành siêu ứng dụng với chiến lược Mini App. Tuy nhiên con đường lên siêu ứng dụng chưa bao giờ là dễ dàng.

>>MoMo toan tính gì khi “lấn sân” sang chứng khoán?

MoMo cũng nuôi tham vọng trở thành siêu ứng dụng với chiến lược Mini App

MoMo cũng nuôi tham vọng trở thành siêu ứng dụng với chiến lược Mini App

MoMo đã tính đến chuyện triển khai Mini App dành cho đối tác là các doanh nghiệp từ năm 2020. Gần đây, họ đang tích cực đẩy mạnh truyền thông giải pháp này tới cộng đồng nhà hàng, dịch vụ ăn uống (F&B).

Theo chia sẻ từ MoMo, Mini App cho phép các doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh nhanh chóng và dễ dàng tích hợp ứng dụng của mình vào nền tảng MoMo. Các lĩnh vực cũng rất đa dạng, có thể từ ăn uống, cà phê, trà sữa, đến mua sắm, thời trang, tài chính, du lịch giải trí, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tiện ích, v.v..

Điểm mạnh của Mini App là người dùng có thể trải nghiệm mua sắm, thanh toán đa dịch vụ liền mạch ngay trên MoMo mà không cần phải tải nhiều ứng dụng. Bởi vì công nghệ Mini App hoạt động theo cơ chế app-in-app, tức là ứng dụng nằm trong ứng dụng, tương tự như store-in-store (cửa hàng bên trong một cửa hàng lớn). Hay nói cách khác, một ứng dụng của một doanh nghiệp sẽ là một Mini App, được tích hợp trên một ứng dụng chung là MoMo. Người dùng chỉ cần tải và mở MoMo là có thể sử dụng tất cả các Mini App kèm theo.

Mô hình này giúp doanh nghiệp kết nối được với hệ sinh thái đa dịch vụ cũng như kho người dùng của MoMo. Đồng thời MoMo sử dụng AI để gợi ý các Mini App dựa trên hành vi người dùng, giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu và tăng tỷ lệ chốt đơn dựa trên nền tảng thanh toán sẵn có của MoMo.

Hiện tại trên MoMo có gần 30 Mini App, chủ yếu là những đối tác ngành hàng ăn uống, mua sắm, v.v. như Highlands Coffee hay 7-Eleven Việt Nam. Mục tiêu của MoMo là đến năm 2023 sẽ tích hợp được 100 Mini App trên nền tảng của mình.

Theo bà Nguyễn Linh Trang, Giám đốc Trung tâm Thanh toán và Dịch vụ hằng ngày của MoMo, nền tảng này muốn trở thành siêu ứng dụng, dựa trên sự hợp tác với các đối tác, trong đó Mini App sẽ trở thành nền tảng duy nhất để sự kết nối này được phát triển và thành công.

Định hướng trở thành siêu ứng dụng của MoMo cũng khá dễ hiểu

Định hướng trở thành siêu ứng dụng của MoMo cũng khá dễ hiểu

Định hướng trở thành siêu ứng dụng của MoMo cũng khá dễ hiểu. Từ cuối năm ngoái, fintech trên thế giới đang diễn ra trào lưu đua nhau lên siêu ứng dụng. Các thương vụ mua lại cực lớn trong năm 2021 của fintech đều dẫn đến mục đích chung này. Công thức chung là một công ty giao dịch kết hợp với một công ty truyền thông/mạng xã hội.

Chẳng hạn năm 2021, công ty Intuit (hoạt động chủ yếu trong mảng dịch vụ tài chính) mua lại Mailchimp (nền tảng email marketing), hay Afterpay mua lại Square, Affirm hợp tác với Amazon hay tin đồn Paypal mua Pinterest. Các sản phẩm mua trước trả sau (BNPL) cũng đang tích hợp thêm nhiều tính năng khám phá và mạng xã hội vào ứng dụng thanh toán của mình.

Một phần nguyên nhân của xu hướng này là việc các công ty BNPL tìm kiếm lợi nhuận và khách hàng mới. Khi đó cách hay nhất để kéo thêm khách hàng mới là tạo kênh mua sắm trên chính phần cốt lõi BNPL của mình. Ngoài ra, đó còn là vì các bên không muốn phụ thuộc quá nhiều vào Facebook hay Google để quảng cáo, mà họ muốn đa dạng nền tảng tiếp thị kỹ thuật số.

Tuy nhiên, trên tất cả, việc định hướng trở thành siêu ứng dụng là để đẩy mạnh, tăng các lượt giao dịch, mua sắm trên ứng dụng. Hay nói cách khác, các công ty phải tạo nên một hệ sinh tương tác, nơi mọi người có thể tham gia và rời đi. Khi đó, chính bản thân siêu ứng dụng tạo ra nhu cầu cho khách hàng, chứ không phải dựa vào bất kỳ ứng dụng, nền tảng của bên nào khác.

fintech trên thế giới đang diễn ra trào lưu đua nhau lên siêu ứng dụng

fintech trên thế giới đang diễn ra trào lưu đua nhau lên siêu ứng dụng

 >>MoMo hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và SMEs chuyển đổi số

MoMo cũng có chung suy nghĩ như vậy. Đại diện MoMo cho biết ở một số ứng dụng hiện nay, người dùng có xu hướng “intend to buy”, tức là họ vì muốn mua hàng nên mới sử dụng ứng dụng. Còn ở MoMo thì khi họ giao dịch, thanh toán tiền hằng ngày thì họ sẽ được gợi ý về nhu cầu đúng thời điểm. Khi có nhu cầu rồi thì việc chuyển đổi, phát sinh giao dịch sẽ trơn tru hơn, tránh tình trạng rớt đơn ở những bước cuối cùng.

Định hướng và chiến lược của MoMo có vẻ rất logic và phù hợp với xu thế thế giới. Tuy nhiên cần nhớ lại câu chuyện về siêu ứng dụng tại Trung Quốc. Ở quốc gia này, siêu ứng dụng đã trở thành đặc sản. Nhưng sau một thời gian thành công thì các siêu ứng dụng lại bị chính phủ kiềm chế hoặc trừng phạt. Còn trên thế giới, sau nhiều vụ mua lại gây xôn xao thì thị trường fintech lại khá yên ắng, chưa có công ty fintech nào trở thành được siêu ứng dụng đáng chú ý.

Như vậy là trở thành siêu ứng dụng vẫn là một con đường còn dài và đầy chông gai ở phía trước.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết MoMo và trào lưu fintech lên “siêu ứng dụng” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714007804 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714007804 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10