Cơ hội nào cho thương hiệu xa xỉ Berluti đặt chân ở Việt Nam?

NGUYỄN CHUẨN 24/09/2022 04:00

Một trong những thương hiệu giày xa xỉ danh giá nhất trên thế giới, Berluti đã mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Điều gì khiến họ tin tưởng vào khả năng thành công ở Việt Nam?

>>>Ti’amoo và cuộc cách mạng hàng xa xỉ “second-hand”

Thương hiệu của các quý ông

Berluti, cái tên đồng nghĩa với phong cách, sự sang trọng và tay nghề thủ công vô song. Thương hiệu của Pháp nổi tiếng với sự hiểu biết sâu sắc của họ về kỹ thuật giày dép với việc sản xuất những đôi giày đẹp cho quý ông sành điệu kể từ khi ra đời vào năm 1895 bởi Alessandro Berluti người Ý.

Berluti một trong những thương hiệu thời trang xa xỉ bậc nhất đang đặt chân đến Việt Nam.

Berluti một trong những thương hiệu thời trang xa xỉ bậc nhất đang đặt chân đến Việt Nam.

Cho đến nay, những đôi giày của Berluti đã trở thành mặt hàng chủ lực không thể thay thế trong thời trang cao cấp của nam giới hiện đại. Đây được coi là một trong những thương hiệu giày sang trọng nhất trên thế giới và được “gã khổng lồ” đồ xa xỉ LVMH mua lại vào năm 1993.

Sản phẩm của Berluti là sự kết hợp của những tấm da mịn bí ẩn cùng những chất liệu khác và được thăng hoa bằng nghề thủ công truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chìa khóa tạo nên sự độc đáo của Berluti là da Venezia. Vật liệu độc quyền này là nhờ phát hiện của thiên tài Olga Berluti, người đầu tiên phát triển nó bằng cách sử dụng thuộc da tự nhiên và khoáng chất. Quá trình này tạo ra chất liệu da dẻo dai, giúp mang lại màu sắc có độ sâu bất thường.

Trên thực tế, một đôi giày tùy chỉnh điển hình của Berluti, được thiết kế bởi một trong hai thợ đóng giày bậc thầy của công ty, mất 50 giờ lao động để sản xuất trong khoảng thời gian ít nhất sáu tháng. Chúng bắt đầu có giá từ khoảng 7.000 USD và có thể cao hơn nhiều.

Một cửa hàng của Berluti tại Roma, Italia.

Một cửa hàng của Berluti tại Roma, Italia.

Trước đây, dù Berluti có tới hơn 60 cửa hàng tại một số thị trường lớn của châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore và Nhật Bản. Tuy nhiên, họ chưa từng thiết lập một cửa hàng thực địa nào tại Việt Nam.

Nhưng giờ đây, những khách hàng tại Việt Nam đam mê các sản phẩm sang trọng, lịch lãm và “không đụng hàng” từ Berluti có thể tìm kiếm tại Việt Nam thông qua của hàng đầu tiên của họ tại Hà Nội.

Tọa lạc tại trung tâm quận Hoàn Kiếm, đối diện với Khách sạn Metropole nổi tiếng, cửa hàng thời trang Berluti Việt Nam theo phong cách thiết kế đơn giản đặc trưng của thương hiệu với chủ đạo là gỗ và da. Đi qua mặt tiền kính hoa văn sọc, khách hàng được chào đón với bức tường da làm nổi bật “nghệ thuật patina” của thương hiệu và đèn chùm được thiết kế lấy cảm hứng từ “ruộng bậc thang” của Việt Nam. Cửa hàng cung cấp đầy đủ các lựa chọn về phụ kiện nam của Berluti, bao gồm cả giày và đồ da.

>>>“Ông trùm” hàng xa xỉ Bernard Arnault đã xây dựng đế chế LVMH thế nào?

>>>Vì sao Rolex mặc định là đồng hồ xa xỉ và rất khó để mua?

Lý do Berluti mở rộng tại Việt Nam?

Theo một báo cáo của Cekindo, nhà cung cấp dịch vụ gia nhập thị trường toàn cầu hàng đầu ở Đông Nam Á, đến năm 2030, dân số trung lưu của Việt Nam là 56 triệu người, trở thành quốc gia thứ 18 có dân số trung lưu lớn nhất. Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng với mức thu nhập lớn hơn cùng với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của đất nước là một vài lý do khiến các thương hiệu hàng xa xỉ đang đổ xô vào Việt Nam.

Các thương hiệu xa xỉ ngày càng xuất hiện nhiều tại Việt Nam.

Các thương hiệu xa xỉ ngày càng xuất hiện nhiều tại Việt Nam.

Trong khi đó, theo hãng nghiên cứu thị trường Statista, lĩnh vực hàng xa xỉ dự kiến sẽ tăng trưởng 35,7%, đạt giá trị 912 triệu USD vào năm 2030. Trong 5 năm tới, dự kiến sẽ tăng 3,3% mỗi năm. Và đến năm 2025, các nhà phân tích dự đoán lĩnh vực này tại Việt Nam sẽ vượt mốc 1 tỷ USD. Các phân khúc nhận được mức tăng trưởng lớn nhất sẽ là đồ da, nước hoa, mỹ phẩm và thời trang.

Cũng theo Cekindo, lương của tầng lớp trung lưu tăng cao là một trong những yếu tố chính góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường xa xỉ Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Theo báo cáo năm 2016 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam dự kiến sẽ đạt được vị thế thu nhập trên trung bình vào năm 2035, với mức lương bình quân đầu người là 7.000 USD.

Số lượng những người có thu nhập cao và những người siêu giàu của đất nước cũng đang gia tăng một cách chóng mặt. Việt Nam được dự báo sẽ chứng kiến sự gia tăng 32% số người có giá trị từ 1 đến 30 triệu USD vào cuối năm 2025.

Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã mang lại lợi ích rất nhiều cho thị trường hàng xa xỉ. Hiệp định bảo hộ đầu tư vào năm 2019 đã loại bỏ 99% tất cả các loại thuế và giảm một số trở ngại về quy định, do đó tạo ra sự thúc đẩy cho lĩnh vực hàng xa xỉ. 

Chính những điều này đã tạo ra một nhu cầu cao đối với hàng hóa xa xỉ trong tầng lớp tinh hoa tại Việt Nam, những người ngày càng coi trọng tính độc đáo, chất lượng và sự khéo léo mà các thương hiệu cao cấp đem lại.

Nhiều thương hiệu thời trang cao cấp xem Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn. Thực tế cho thấy, nhiều thương hiệu xa xỉ lớn đã bắt đầu “nhòm ngó” vào thị trường tỷ đô này bằng các cửa hàng thực địa. Thương hiệu Salvatore Ferragamo hiện có 5 cửa hàng, Louis Vuitton có ba cửa hàng, trong khi Burberry có bốn và Gucci có hai.

Nhìn chung, các thương hiệu xa xỉ lớn đang đặt cược vào tiềm năng từ tầng lớp người tiêu dùng đang phát triển ở Việt Nam, và họ cũng hiểu cách xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũng như sẽ học cách phục vụ tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên, có một thực tế là ngành công nghiệp hàng xa xỉ ở Việt Nam vẫn chưa được chú trọng và đánh giá thấp mặc dù dân số ngày càng tăng của đất nước có thu nhập cao và sự ưa chuộng rõ rệt đối với các thương hiệu xa xỉ. 

Có thể, Berluti sẽ không dễ dàng để thuyết phục một khách hàng “móc túi” trả một số tiền khổng lồ lên đến hàng nghìn đô la Mỹ cho một sản phẩm của mình ở đất nước mà sự xa xỉ được coi là tương đồng với sự lãng phí…

Có thể bạn quan tâm

  • “Ông trùm” hàng xa xỉ Bernard Arnault đã xây dựng đế chế LVMH thế nào?

    “Ông trùm” hàng xa xỉ Bernard Arnault đã xây dựng đế chế LVMH thế nào?

    03:05, 02/05/2021

  • Ti’amoo và cuộc cách mạng hàng xa xỉ “second-hand”

    Ti’amoo và cuộc cách mạng hàng xa xỉ “second-hand”

    04:08, 13/01/2021

  • Hãng xa xỉ Trung Quốc

    Hãng xa xỉ Trung Quốc "đua" lên sàn thương mại điện tử

    14:16, 18/12/2020

  • Gucci: Khi hãng xa xỉ đi bán… đồ cũ

    Gucci: Khi hãng xa xỉ đi bán… đồ cũ

    05:08, 08/10/2020

  • Các thương hiệu hàng xa xỉ đổ xô đến Trung Quốc thời hậu COVID-19

    Các thương hiệu hàng xa xỉ đổ xô đến Trung Quốc thời hậu COVID-19

    15:23, 01/10/2020

NGUYỄN CHUẨN