Hãng xa xỉ Trung Quốc "đua" lên sàn thương mại điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Thống kê cho thấy doanh số thương mại điện tử hàng xa xỉ đạt 58 tỷ USD vào năm 2020, tăng 48% so với năm 2019. Trong đó, Trung Quốc đóng góp một phần rất lớn với những cải tiến đáng chú ý.

Khi nhắc đến Trung Quốc, người ta hay nghĩ đến những trò nhái thương hiệu vừa kỳ quặc vừa buồn cười, chẳng hạn giày Abibas (nhái Adidas), giày Hike (nhái Nike), KFG (nhái KFC) hay Pizza Huh (nhái Pizza Hut). Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận Trung Quốc là một thị trường màu mỡ đối với các thương hiệu xa xỉ.

Theo thống kê từ Bain & Company, Trung Quốc đóng góp đến 33% trong tổng doanh số 300 tỷ USD của thị trường hàng xa xỉ toàn cầu năm 2018. Trong đó, doanh số đến từ thương mại điện tử chiếm 23%, gần gấp đôi năm 2017. Và dĩ nhiên, Trung Quốc cũng dẫn đầu xu hướng này.

Vì sao thương mại điện tử ngành hàng xa xỉ lại phát triển như vậy ở Trung Quốc? Đó chính là vì quá trình mua hàng (customer journey) độc đáo của quốc gia này.

Tại Trung Quốc, người tiêu dùng không chỉ mua hàng bằng cách lên các nền tảng thương mại điện tử lớn như Amazon để tìm kiếm sản phẩm, đọc thông tin, so sánh mẫu mã, giá cả. Thay vào đó, người tiêu dùng Trung Quốc lại phát cuồng với hình thức livestream bán hàng trên mạng xã hội hoặc các nền tảng streaming. 

Có thể nói Trung Quốc là thiên đường của livestream bán hàng. Đầu tháng 10/2020, Tân Hoa Xã đưa tin livestream đã trở thành lĩnh vực phát triển nhanh nhất Trung Quốc nửa đầu 2020, với 10 triệu hoạt động livestream thu hút hơn 50 tỷ lượt xem. Không chỉ vậy, livestream còn hot đến nỗi tạo ra những người nổi tiếng trong lĩnh vực này như “ông hoàng son môi” Lý Giai Kỳ. Thậm chí những tên tuổi hàng đầu trong nền giải trí Trung Quốc cũng tham gia livestream bán hàng cho các thương hiệu.

Mặc dù nghe có vẻ hơi “chợ búa”, thế nhưng thật sự các đơn vị bán lẻ ngành hàng xa xỉ tại Trung Quốc rất thích cách thức bán hàng này, bởi đây là cách kiểm soát thương hiệu trực tuyến khá hiệu quả. Không chỉ vậy, sự xuất hiện trực tiếp của những người đại diện thương hiệu (thường là các ngôi sao nổi tiếng) trong livestream bán hàng cũng thu hút rất nhiều người xem, thúc đẩy khả năng bán hàng.

Bên cạnh yếu tố người livestream, các công nghệ hỗ trợ cũng đóng góp một phần lớn cho sự phát triển của hình thức bán hàng này. Chẳng hạn ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba đã phát triển ứng dụng Tmall Luxury Pavilion năm 2017 và cung cấp rất nhiều tính năng cho các đơn vị bán lẻ ngành hàng xa xỉ, chẳng hạn xây dựng những cửa hàng pop-up, lookbook kỹ thuật số, tích hợp Tmall livestream. 

Hiện nay, đã có hơn 200 thương hiệu xa xỉ xây dựng các cửa hàng ảo trên Alibaba. Với mỗi đơn hàng, Alibaba thu 5% hoa hồng. Tháng trước, Alibaba đã hợp tác với nền tảng bán hàng xa xỉ online Farfatch, Richemont (Thụy Sỹ) và Kering trong một thương vụ trị giá 1.1 tỷ USD.

Thế giới có thể cười chê Trung Quốc với “Abibas” hoặc “Pizza Huh”, tuy nhiên sự phát triển của họ trong thương mại điện tử ngành hàng xa xỉ thực sự rất đáng học hỏi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hãng xa xỉ Trung Quốc "đua" lên sàn thương mại điện tử tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714145589 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714145589 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10