LOGISTICS 4.0: Doanh nghiệp vẫn gặp khó trong chuyển đổi số

Bài: GIA NGUYỄN - Ảnh: ĐÌNH ĐẠI 19/10/2022 10:45

Đây là chia sẻ của bà Lê Thị Ngọc Diệp, Giám đốc – Giám đốc Thương Mại Công ty SLP Việt Nam tại Diễn đàn “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển”…

>> LOGISTICS 4.0: Liên kết doanh nghiệp cùng phát triển

Theo bà Lê Thị Ngọc Diệp, khi nói đến chuyển đổi số, đứng ở dưới góc nhìn doanh nghiệp không chỉ riêng SLP và các doanh nghiệp khác đều có những khó khăn trong quá trình hiện đại hóa, vận hành.

bà Lê Thị Ngọc Diệp, Giám đốc – Giám đóc Thương Mại Công ty SLP Việt Nam

Bà Lê Thị Ngọc Diệp, Giám đốc – Giám đốc Thương Mại Công ty SLP Việt Nam

“Theo tôi, chúng ta sẽ phải xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, về cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang trong giai đoạn đồng bộ và hoàn thiện các hệ thống giao thông hay quy hoạch về các cảng biển, quy hoạch về kho bãi chưa được quy chuẩn, còn nhiều phân tán, có thể thấy hệ thống kho bãi được quy hoạch chủ yếu ở Miền Nam, chỉ có 30% được quy hoạch ở miền Bắc, đây chính là những vướng mắc hạn chế trong việc vận chuyển hàng hóa trên cả nước và ảnh hưởng đến toàn bộ việc quản trị chuỗi cung ứng…”, bà Lê Thị Ngọc Diệp chia sẻ.

Các đại biểu tham tọa đàm tại Diễn đàn “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển”

Các đại biểu tham tọa đàm tại Diễn đàn “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển”

Bà Lê Thị Ngọc Diệp cho rằng, khi nói đến vướng mắc, chúng ta có thể thấy thị trường logistics Việt Nam với sự tham gia của hơn 5.000 doanh nghiệp nhưng phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ và có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa cung ứng được sâu vào chuỗi cung ứng, đây là một trong những khó khăn cần phải kể đến. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp chỉ mới có thể tham gia vào chuỗi cung ứng với vai trò là nhờ thầu phụ cho các doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp và đây là một trong những vướng mắc trong ngành logistics Việt Nam hiện nay.

“Khi nói đến chuyển đổi số, theo tôi một vướng mắc lớn nhất đó chính là sự kết nối, tích hợp của các hệ thống cung cấp dịch vụ logistics hiện nay”, bà Lê Thị Ngọc Diệp bày tỏ

Cũng theo bà Lê Thị Ngọc Diệp, ứng dụng công nghệ 4.0 được cho là một trong những công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn năng lực, hiệu quả nhưng thực tế đây là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp, chẳng hạn về chi phí làm sao để giảm chi phí nhưng vẫn tạo được hiệu quả, tạo ra giá trị cho logistics.

“Theo tôi, hiện đại hóa trong hệ thống vận hành quản lý kho vận để tạo nên một hệ thống quản lý chuyên nghiệp chính là sự kết hợp không chỉ ở cơ sở hạ tầng hiện đại kết hợp ứng dụng công nghệ mà là sự kết hợp giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ kho vận hiện đại, chuyên nghiệp để tạo nên những giá trị cho ngành logistics để logistics thích ứng, phát triển mạnh mẽ hơn”, bà Lê Thị Ngọc Diệp chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • LOGISTICS 4.0: Triển vọng thị trường kho bãi hiện đại Việt Nam

    LOGISTICS 4.0: Triển vọng thị trường kho bãi hiện đại Việt Nam

    10:50, 19/10/2022

  • LOGISTICS 4.0: Liên kết doanh nghiệp cùng phát triển

    LOGISTICS 4.0: Liên kết doanh nghiệp cùng phát triển

    10:22, 19/10/2022

  • LOGISTICS 4.0: Cơ hội phát triển logistic tại Việt Nam

    LOGISTICS 4.0: Cơ hội phát triển logistic tại Việt Nam

    09:50, 19/10/2022

  • LOGISTICS 4.0: Nhận diện điểm nghẽn và yêu cầu chuyển đổi số

    LOGISTICS 4.0: Nhận diện điểm nghẽn và yêu cầu chuyển đổi số

    09:37, 19/10/2022

  • LOGISTICS 4.0: Giải pháp và tầm nhìn tổng thể định hình hướng đi mới

    LOGISTICS 4.0: Giải pháp và tầm nhìn tổng thể định hình hướng đi mới

    09:26, 19/10/2022

Bài: GIA NGUYỄN - Ảnh: ĐÌNH ĐẠI