LOGISTICS 4.0: Long An hút vốn đầu tư vào logistics
Với lợi thế địa lý và hệ thống hạ tầng thuận tiện, cùng quy mô các khu công nghiệp lớn, tiềm năng và cơ hội phát triển logistic tại Long An là rất lớn.
>>LOGISTICS 4.0: Chuyển đổi để phát triển ngành logistics Việt Nam
Tuy nhiên, nhìn chung mức độ phát triển đối với lĩnh vực logistic tại Long An còn khá khiêm tốn, chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu, với nhiều tiềm năng chưa được khai thác như các thế mạnh công nghiệp, kinh tế biên mậu, cảng biển...
Chia sẻ tại Diễn đàn Logistic - Chuyển mình phát triển, ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Long An (LIZA) cho biết, để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển logistic trên địa bàn tỉnh, ông Thanh cho biết, hiện nay, lãnh đạo UBND tỉnh Long An đề ra nhiều chương trình đột phá, nỗ lực hoàn chỉnh hạ tầng giao thông kết nối.
Đồng thời tạo thêm quỹ đất công nghiệp sạch thu hút thêm nhiều nhà đầu tư công nghiệp, dịch vụ nhằm khai thác tối đa những lợi thế có sẵn nhằm nhanh chóng phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, tỉnh đang tích cực phát triển Cảng quốc tế Long An với đội ngũ vận hành được chuyên nghiệp hóa để tăng cường năng lực hoạt động với kỳ vọng, khu vực sẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng trong vùng. Bên cạnh đó, Long An cũng đang tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, tăng cường tính kết nối các trung tâm đô thị lớn.
>>LOGISTICS 4.0: Kết nối để thúc đẩy phát triển
Việc phát triển mạng lưới giao thông hiệu quả, gắn kết mạng lưới giao thông vùng, tạo điều kiện cho tỉnh trở thành cửa ngõ thực sự kết nối Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Vùng KTTĐ phía Nam; hình thành chuỗi hệ thống giao thông, bảo đảm chuỗi logistic từ quá trình sản xuất đến vận chuyển sản phẩm được đảm bảo tính liên tục, cũng như sẽ giảm được chi phí cho doanh nghiệp.
Với việc sở hữu 37 khu công nghiệp trong quy hoạch, xếp thứ 5 cả nước (sau Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng) về quy mô, về thu hút vốn FDI được sếp thứ 13, về thu hút vốn trong nước được sếp thứ 3 sau (TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu), Long An cũng là một tỉnh tiềm năng thu hút các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và trong lĩnh vực logistic nói riêng.
Ông Thanh nhấn mạnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Long An và các chính quyền tỉnh Long An luôn phối hợp tích cực với các doanh nghiệp, tăng cường cải cách thủ tục hành chính để chào đón các nhà đầu tư tới tỉnh Long An trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
LOGISTICS 4.0: Chuyển đổi để phát triển ngành logistics Việt Nam
11:37, 19/10/2022
LOGISTICS 4.0: Kết nối để thúc đẩy phát triển
11:27, 19/10/2022
LOGISTICS 4.0: Doanh nghiệp vẫn gặp khó trong chuyển đổi số
10:45, 19/10/2022
LOGISTICS 4.0: Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại
10:40, 19/10/2022
LOGISTICS 4.0: Triển vọng thị trường kho bãi hiện đại Việt Nam
10:35, 19/10/2022