LOGISTICS 4.0: Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại

Bài: HẠNH LÊ; Ảnh: ĐÌNH ĐẠI 19/10/2022 10:40

Việc ứng dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp dịch vụ logistics gặp nhiều khó khăn, Bộ Khoa học Công nghệ sẽ ưu tiên hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới.

>>>LOGISTICS 4.0: Nhận diện điểm nghẽn và yêu cầu chuyển đổi số

Bà Trần Thị Hồng Lan, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chia sẻ những hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ tại Diễn đàn “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển” do tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với VLA và SEA Logistic Partners (SLP Việt Nam) tổ chức.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng rất nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh trong khu vực và thế giới, logistics đang thể hiện vai trò quan trọng trong việc liên kết chặt chẽ các bên liên quan, duy trì và chống đứt gãy chuỗi cung ứng, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững.

Bà Trần Thị Hồng Lan - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phát biểu tại diễn đàn

Bà Trần Thị Hồng Lan - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phát biểu tại diễn đàn

Với tăng trưởng bình quân từ 14-16%, thu hút khoảng hơn 1 triệu lao động trực tiếp, quản lý khai thác các hạ tầng “xương sống” về vận tải và thương mại quốc gia, dịch vụ logistics Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Cùng với đó là những thách thức lớn; trong đó, ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi số để tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển, xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia là những vấn đề quan trọng hàng đầu.

Chia sẻ về các chương trình, hoạt động khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển nhanh các ngành nghề, dịch vụ logistics quốc gia, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cho biết, thời gian qua đã có 17 Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước và chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đã hỗ trợ thực hiện.

Bên cạnh đó, thông qua hoạt động “Trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ”, các triển lãm, diễn đàn về khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức các hoạt động trình diễn, giới thiệu, phổ biến một số công nghệ trong và ngoài nước có thể ứng dụng, triển khai phục vụ phát triển các ngành, dịch vụ logistics. Cụ thể là công nghệ làm lạnh Tomin của Nhật Bản; công nghệ truy xuất nguồn gốc RFID; công nghệ chống lún cho các công trình giao thông phục vụ cho việc xử lý chống lún ở các nền đất yếu, kết quả được ứng dụng cho việc xử lý nền móng kho, bãi, cảng biển cũng như đường bộ, đường sắt...; hệ thống máy soi container của Hàn Quốc.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hai đề án có tác động lớn đến sự phát triển của hoạt động logistics. Đó là đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”. Ngoài ra, ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hướng dẫn đơn vị chức năng của các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải… xây dựng kế hoạch bổ sung các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến lĩnh vực logistics. Đến nay, đã chủ trì thẩm định và công bố 98 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) liên quan đến lĩnh vực logistics; trong đó có 63 TCVN về mã số, mã vạch phục vụ logistics, 18 TCVN về công ten nơ (container) thông dụng, 11 TCVN về palét thông dụng và 06 TCVN về bao bì vận chuyển).

Các đại biểu tham dự diễn đàn

Các đại biểu tham dự diễn đàn

>>>LOGISTICS 4.0: Liên kết doanh nghiệp cùng phát triển

>>>LOGISTICS 4.0: Giải pháp và tầm nhìn tổng thể định hình hướng đi mới

Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số, mã vạch phục vụ hoạt động logistics, triển khai xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia,…

Bên cạnh những chương trình, kết quả đã thực hiện, lãnh đạo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ nhận định: việc ứng dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp dịch vụ logistics còn gặp nhiều khó khăn. Đó là nhận thức về chuyển đổi số - vai trò và lợi ích, mối quan hệ tương hỗ giữa mô hình kinh doanh và ứng dụng, đổi mới công nghệ; khó khăn trong chọn giải pháp và quản lý dự án công nghệ; thiếu nhân lực có kỹ năng số phù hợp, thiếu vốn; hệ thống dịch vụ công liên quan chưa tương xứng…

Do vậy, trong thời gian tới, một trong những nhiệm vụ được Bộ Khoa học và Công nghệ ưu tiên tập trung triển khai là hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới, tiên tiến trong hoạt động logistics theo hướng lấy nhu cầu của doanh nghiệp làm trung tâm, giải quyết các vấn đề theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao năng lực cho các tổ chức, thúc đẩy hình thành một số trung tâm nghiên cứu mạnh về logistics.

Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện Chương trình “Tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài giai đoạn 2021-2030” và Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 góp phần hỗ trợ thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ trong các ngành, lĩnh vực trong đó có dịch vụ logistics; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có giá trị gia tăng cao;... đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ.

Cùng với đó là các hoạt động hỗ trợ chế tạo, phát triển trang thiết bị kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện đo đảm bảo tính chính xác, trung thực trong giao nhận hàng hóa; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, xây dựng mới và ban hành các TCVN, QCVN trong hoạt động logistics theo hướng hài hòa với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; Thúc đẩy hoạt động trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo) quy mô địa phương; quy mô vùng, liên vùng, trong nước và quốc tế cung cấp cơ sở dữ liệu về công nghệ, chuyên gia công nghệ, kết nối cung cầu công nghệ kết hợp với một số công đoạn của dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng.

Có thể bạn quan tâm

  • LOGISTICS 4.0: Doanh nghiệp vẫn gặp khó trong chuyển đổi số

    LOGISTICS 4.0: Doanh nghiệp vẫn gặp khó trong chuyển đổi số

    10:45, 19/10/2022

  • LOGISTICS 4.0: Đề xuất 3 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp

    LOGISTICS 4.0: Đề xuất 3 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp

    10:32, 19/10/2022

  • LOGISTICS 4.0: Cơ hội phát triển logistic tại Việt Nam

    LOGISTICS 4.0: Cơ hội phát triển logistic tại Việt Nam

    09:50, 19/10/2022

  • LOGISTICS 4.0: Giải pháp và tầm nhìn tổng thể định hình hướng đi mới

    LOGISTICS 4.0: Giải pháp và tầm nhìn tổng thể định hình hướng đi mới

    09:26, 19/10/2022

  • Chính sách mở đường thị trường logistics

    Chính sách mở đường thị trường logistics

    04:30, 19/10/2022

  • Công nghệ thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics

    Công nghệ thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics

    04:00, 19/10/2022

  • Logistics không biên giới

    Logistics không biên giới

    00:43, 18/10/2022

  • Logistics hàng không: Cần, nhưng vẫn “trông giỏ bỏ thóc”

    Logistics hàng không: Cần, nhưng vẫn “trông giỏ bỏ thóc”

    01:00, 17/10/2022

  • Cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Việt

    Cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Việt

    03:00, 15/10/2022

  • Logistics Việt Nam: Chuyển mình phát triển

    Logistics Việt Nam: Chuyển mình phát triển

    00:40, 14/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
LOGISTICS 4.0: Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO