Logistics hàng không: Cần, nhưng vẫn “trông giỏ bỏ thóc”

Diendandoanhnghiep.vn Đầu tư vào lĩnh vực logistics hàng không dù được đánh giá là “màu mỡ”, nhưng đang là vấn đề “cân não” của doanh nghiệp.

>> Cơ hội để logistics hàng không phát triển

Sự kiện Công ty cổ phần IPP Air Cargo xin phép thành lập hãng hàng không chuyên biệt vận chuyển hàng hóa là tín hiệu đáng mừng cho ngành hàng không Việt Nam. Đây là dự án hàng đầu Việt Nam hàng không chuyên biệt vận tải hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam, có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng.

 IPP Air Cargo ra đời góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành logistics Việt Nam. Ảnh: IPP

IPP Air Cargo ra đời góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành logistics Việt Nam. Ảnh: IPP

Đúng chủ trương

Được biết, Dự án thành lập hãng Hàng không IPP Air Cargo có mục tiêu góp phần tăng giá trị cạnh tranh của các hãng hàng không hàng hóa của Việt Nam trên các đường bay quốc tế, giúp kết nối các cảng hàng không quốc tế trong nước để hoàn thiện mạng đường bay nội địa cũng như để góp phần vào sự phát triển chung của ngành hàng không Việt Nam.

Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Hội đồng quản trị IPP Air Cargo, đơn vị này đã đạt thỏa thuận mua 10 chiếc Boeing 777 Freighter trị giá 3,5 tỷ USD để lập hãng bay chở hàng sau dịch với tham vọng đưa hãng bay này thành hãng hàng không vận tải hàng hóa lớn bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc Công ty cổ phần IPP Air Cargo ra đời nhằm mang lại dịch vụ vận tải hàng hóa chuyên biệt và chất lượng cho khách hàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành logistics Việt Nam là phù hợp với các mục tiêu phát triển tổng thể và chiến lược chung phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 4/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ (mục tiêu theo Quyết định số́ 318/QĐ-TTg là phát triển đội tàu bay chở hàng hóa khoảng 8 - 10 chiếc). Việc thành lập hãng hàng không vận tải hàng hóa là đúng về chủ trương và phù hợp mục tiêu phát triển.

Cũng theo bộ này, năm 2021 tổng thị trường hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam đạt 1,3 triệu tấn, dự báo năm 2022 này ước đạt 1,5 triệu tấn. Nếu tính trung bình từ thời điểm “khai thiên lập địa” (năm 1991) đến nay, phương thức vận chuyển này có mức tăng trưởng 15,3%/năm.

“Hãng hàng không chuyên chở hàng sẽ góp phần thúc đẩy vận chuyển hàng hóa của các hãng hàng không Việt Nam tăng trưởng 10-15%/năm. Dự kiến sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Công ty cổ phần IPP Air Cargo sẽ tăng dần trong các năm, với tỉ lệ tăng trưởng bình quân năm dự kiến là 18%-20%”, văn bản của Bộ GTVT nêu.

Chưa hẳn… trúng!

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nhận định, việc thành lập hãng hàng không chuyên biệt vận chuyển hàng hóa, xét ở thời điểm này chưa phải thời điểm thích hợp. Bởi, thị phần hàng hóa quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam chỉ đạt 18% năm 2019 và giai đoạn 2020-2021 chỉ đạt 11% thị phần hàng hoá quốc tế. Tại thời điểm hiện tại, thị trường hàng hoá quốc tế của hàng không Việt Nam đang có 29 hãng hàng không nước ngoài khai thác tàu bay chuyên chở hàng hóa từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam.

Việc có một hãng hàng không chuyên biệt vận tải hàng hóa là đúng chủ trương và phù hợp mục tiêu phát triển ngành hàng không trong nước. Tuy nhiên, câu chuyện hiệu quả lại là vấn đề “cân não” của doanh nghiệp 

Theo ông Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội Khoa học & Công nghệ Hàng không Việt Nam việc thành lập mới hãng hàng không vận tải thời điểm này chưa phù hợp. "Vận tải hàng hóa hiện nay đang yếu, nhưng thay vì thành lập một hãng mới thì hãy để cho các hãng cũ đó thay đổi cơ cấu máy bay, vì nó cùng nghiệp vụ vận chuyển cả. Tất nhiên vận tải hàng hóa có một số đặc thù nhưng chúng ta vẫn làm đó thôi, chẳng qua chưa có máy bay chuyên dụng thì bây giờ nên thay đổi, nguồn nhân lực đang dư thừa tại sao không tận dụng mà còn thành lập mới, lại đi thuê người nước ngoài" – ông Châu đánh giá.

Được biết, các hãng hàng không nội địa như Vietnam Airlines, Bamboo, Vietjet đã tính toán đến việc kinh doanh vận tải hàng hoá. Thế nhưng, thực tế là vẫn chưa có hãng vận tải hàng hoá chuyên biệt nào ra đời dù nhà nước khuyến khích.

Dù khẳng định đã nghiên cứu lập hãng vận tải hàng hoá từ 4 năm trước, một lãnh đạo Vietnam Airlines cũng thừa nhận đây là lĩnh vực rất… “khó xơi”. Bởi, việc tổ chức hãng hàng không hàng hóa cần đảm bảo quy mô đủ lớn (gồm đội tàu bay, mạng bay) để khai thác các nguồn hàng, chân hàng cho các luồng hàng luân chuyển giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Hiện, chỉ có các hãng bay vận tải hàng hóa như Korean Air và China Air vốn mạng đường bay và đội bay đủ lớn nên mới có thể mang lại hiệu quả.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Logistics hàng không: Cần, nhưng vẫn “trông giỏ bỏ thóc” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714463677 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714463677 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10