Logistics Việt Nam: Chuyển mình phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Logistics Việt Nam cần phải có sự chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa, phải hoạch định chiến lược phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh mới bắt kịp được xu hướng hiện đại hóa như vũ bão hiện nay.

>> Logistics với thương mại điện tử trong thời đại số

Thị trường mới nổi đầy tiềm năng

Theo bảng xếp hạng của Agility, năm 2022, Việt Nam xếp thứ 11 trong Nhóm 50 thị trường Logistics mới nổi toàn cầu nhờ sự “chuyển mình” mạnh mẽ của các doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ Logistics.

Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ứng dụng khoa học công nghệ được áp dụng vào hoạt động logistics. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã đặt ra bài toán vận hành tối ưu hơn, hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp Logistics bắt đầu chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kho bãi hiện đại, áp dụng quản lý số và tự động hóa trong quy trình..

Nhà kho thông minh của SLP Việt Nam

Nhà kho thông minh của SLP Việt Nam

Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết, hiện nay, thị trường logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp. Trong đó, 89% là doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn trong danh sách 50 công ty logistics lớn nhất thế giới như: Kuehne + Nagel, DHL Supply Chain & Global Forwarding, DSV, DB Schenker, Nippon Express, Expeditors, UPS Supply Chain Solutions hay những gương mặt mới nổi như Maersk Logistics, CEVA Logistics (thuộc CGM-CMA)...Sự “lên ngôi” của các xu hướng Vận chuyển, Logistics và Chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng.

>>Yếu tố then chốt tăng hiệu quả logistics

Khơi thông “điểm nghẽn” để bứt phá

Thực tế, dù có bước phát triển nhanh và tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức 12-15%, tuy nhiên phải thẳng thắn nhìn nhận, ngành dịch vụ logistics vẫn còn những “điểm nghẽn” về chính sách, cơ sở hạ tầng cần “khơi thông”.

Trong đó, chi phí logistics là một trong những hạn chế lớn. Theo báo cáo công bố của Agility, năm 2021, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng hơn 20% GDP. Trong khi đó, mức chi phí logistics trung bình trên thế giới, chỉ khoảng 11% GDP.

sfh

Các doanh nghiệp logistics Việt cũng từng bước chuyển mình, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ 

Mặt khác, dưới tác động của dịch Covid-19, những hạn chế cố hữu của ngành logistics Việt Nam tiếp tục bộc lộ như hạ tầng logistics, hệ thống công nghệ thông tin - nền tảng của dịch vụ vận tải đa phương thức, còn yếu kém, thiếu sự đồng bộ. Hệ thống kho vận chưa phát triển kịp thời với nhu cầu thị trường nội địa, đặc biệt là nhu cầu phát triển e-Logistics trong tương lai. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics chưa có sự liên kết tạo thành mạng lưới dẫn dắt thị trường, thúc đẩy ngành logistics phát triển. 

Theo bà Lê Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Thương Mại, Công ty SLP Việt Nam hiện nền tảng hệ thống kho bãi của Việt Nam đang có quy chuẩn chưa cao, còn khá nhiều Doanh nghiệp Logistics chưa cung ứng được sâu chuỗi các dịch vụ trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Ngoài ra, nhu cầu về vị trí kho vận tiệm cận khu vực nội đô (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội), cũng như nhu cầu xây dựng kho vận quy chuẩn theo hệ thống toàn cầu ngày một tăng cao. Hiện nay, hệ thống cung cấp các chuỗi dịch vụ Logistics thiếu sự tích hợp, chưa áp dụng số hóa trong quản lý, tự động hóa trong vận hành vẫn là khái niệm mới mẽ. Trong khi nhu cầu về hệ thống kho vận hiện đại kết hợp tự động hóa, đáp ứng sự phát triển của các nhà bán lẻ và ngành thương mại điện tử tại Việt Nam là rất cao. 

Ngành logistics Việt Nam thời gian qua mới tập trung phát triển thị trường nội địa, do đó cần mở rộng xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy ngành này phát triển hơn nữa. Để xoay chuyển tiềm năng thành hiện thực, cần một chính sách phát triển đồng bộ.

>> Kho cao tầng: Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp logistics

Đòn bẩy nâng cao hiệu quả logistics

Theo nhiều chuyên gia nhận định, tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) giai đoạn 2022-2027 của thị trường Logistics Viêt Nam được dự báo đạt mức 5.5%. Đặc biệt sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch với GDP 9 tháng đầu năm đạt mức 8.83% sẽ là nền tảng cho sự phát triển của logistics. 

Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao. Năm 2020, doanh thu từ thương mại điện tử của Việt Nam đạt 14 tỷ USD, dự kiến con số này sẽ tăng lên 52 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam với các ông lớn như Shopee, Lazada hay Tiki đã trở thành cơ hội đầy tiềm năng để các tập đoàn đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc phát triển chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp logistics Việt cũng từng bước chuyển mình, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới như Cargowise.., gia tăng thị phần và tham gia chủ động vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ứng dụng công nghệ robot trong vận hành nhà kho hiện đại

Ứng dụng công nghệ robot trong vận hành nhà kho hiện đại

Công nghệ 4.0 đang có sự phát triển mạnh mẽ với sự tăng trưởng nhanh của xu hướng E-Logistics, Green logistics…Ứng dụng công nghệ 4.0 vào chuỗi cung ứng và Nhà kho thông minh đang được coi là một một giải pháp tích cực, đầy kì vọng. Các doanh nghiệp logistics bắt đầu quan tâm đến ứng dụng công nghệ Blockchain, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo hay robot  để thực hiện đóng hàng, dỡ hàng.

Ông Nguyễn Thành Văn, GĐ Công ty TNHH GRS Việt Nam cho biết, xu hướng robotics & Tự động hóa đang là giải pháp linh hoạt, có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của chuỗi cung ứng và logistics hiện nay, tích hợp trong mô hình Nhà kho thông minh. Đây chính là mô hình kinh doanh đột phá dựa trên công nghệ mới xuất hiện tại VN. Công nghệ Robot giờ đây hoạt động với độ chính xác cao. Robot trong các nhà kho thông minh có thể cải thiện hầu hết các chỉ số so với các trung tâm phân phối hiện nay, kết nối với điện toán đám mây để quản lý dữ liệu hệ thống kho tiên tiến. Với sức hấp dẫn này, cuộc đua e-Logistics - dịch vụ hậu cần thương mại điện tử ngày càng sôi nổi, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách ứng dụng công nghệ, chiến lược dịch vụ chăm sóc khách hàng và phát triển hệ sinh thái.

Với mục tiêu chia sẻ và đóng góp vào sự phát triển chung của ngành logistics Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và SEA Logistic Partners (SLP Việt Nam) tổ chức Diễn đàn: 

“LOGISTICS VIỆT NAM: CHUYỂN MÌNH PHÁT TRIỂN”.

- Thời gian: 8h00-12h00 thứ 4, ngày 19/10/2022.

- Địa điểm: Khách sạn Sheraton Sài Gòn, 88 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

- Link đăng ký tham gia sự kiện: https://docs.google.com/forms/d/1YqgfhxBzF1-Iln6L0ufOhV8eiT3S7xC_BVUdrAnKkCE/edit?ts=632ea72f

- Liên hệ trực tiếp:

* Nhà báo Thu Duyên (DĐDN): 0963 046 382

     Email: Duyen.dddn@gmail.com

* Nhà báo Thy Hằng (DĐDN): 0904 788 233

    Email: hahang@dddn.com.vn

* Ms. Jennifer Tien (SLP Vietnam - Corporate Communication): 0909 114 899

    Email:  tpham@slpprop.com

 
 
 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Logistics Việt Nam: Chuyển mình phát triển tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714118292 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714118292 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10