KINH TẾ 2023: Doanh nghiệp và Nhà nước chung tay "vượt sóng gió"

CẨM ANH 17/11/2022 16:19

Bên cạnh việc chủ động các biện pháp đối phó, doanh nghiệp cũng cần chung tay cùng các cơ quan quản lý để có thể vượt qua những bất ổn trong năm 2023.

 >>KINH TẾ 2023: Giải pháp cho đầu tư tư nhân hiệu quả trong bối cảnh mới

TS

TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách

Trao đổi tại Diễn đàn Kinh tế 2023: Cùng Doanh nghiệp "vượt sóng", TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách nhận định, hiện nay những bất ổn bên ngoài đang gây ra những khó khăn chung cho nền kinh tế Việt Nam đã có những tác động đến chính sách điều hành vĩ mô và môi trường kinh doanh.

Do đó, để góp phần giúp doanh nghiệp đối phó với những biến động và khó khăn, ông Việt nhận định, chủ trương và chính sách của Chính phủ, Quốc hội trong việc ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu. 

Ông Việt cho rằng, thực tế cho thấy, khi có những khó khăn, bất ổn cần phải đương đầu thì những biện pháp cải cách là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình cải cách, ông Việt cũng chỉ ra 3 yếu tố rủi ro cần phải lưu ý để xây dựng các biện pháp phòng ngừa.

Cụ thể, ông Việt cho biết, không nên có sự can thiệp đột ngột, đặc biệt là các can thiệp có tính chất phi thị trường. Bên cạnh đó, cần lưu ý những rủi ro về tự do hợp đồng và quyền tài sản. 

“Đây là những yếu tố rủi ro mà cả doanh nghiệp và Chính phủ cần lưu ý chặt chẽ trong bối cảnh hiện tại. Và để vượt qua những rủi ro này, không có gì khác hơn là phải dựa vào các thông lệ quốc tế, những Hiệp định thương mại, Hiệp định đầu tư Việt Nam đã ký kết”, ông Việt nhấn mạnh. 

Diễn đàn

Diễn đàn Kinh tế 2023: Cùng Doanh nghiệp "vượt sóng"

Cùng với đó, với các rủi ro liên quan đến chi phí, ông Việt chỉ ra, bên cạnh việc cần chuẩn bị những cơ chế, cách thức quản trị để tiết giảm chi phí, doanh nghiệp cũng cần phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và cơ quan trung ương để nghiên cứu cơ chế nhằm giảm các loại chi phí không chính thức.

"Bản thân doanh nghiệp cũng cần duy trì tinh thần khởi sự kinh doanh, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước để duy trì sự chủ động trước các “sóng gió”. Đồng thời, các cơ quan hoạch định chính sách, quản lý cũng cần hành xử theo thị trường, dựa trên cơ chế thị trường để có thể hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp", ông Việt cho biết.

Trong bối cảnh khó khăn, những người lao động trong các doanh nghiệp vẫn là đối tượng cần được quan tâm hơn nữa. Điều này có thể thấy rõ khi Việt Nam trải qua 2 năm đại dịch. Do đó, nếu lạm phát gia tăng cùng những bất ổn vẫn còn kéo dài sang năm 2023, ông Việt cho rằng, bên cạnh các gói hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp cần phối hợp với các bên để có những gói an sinh xã hội cho người lao động.

Để vượt qua khó khăn khủng hoảng rủi ro, các thông tin của doanh nghiệp, các thông tin về chính sách cần kịp thời hơn, cần được minh bạch hơn, rõ ràng hơn để các cơ quan nghiên cứu có những số liệu thật về tình hình của doanh nghiệp. Từ đó có những phản ánh đến các cơ quan bộ ngành trung ương để có những dự báo phù hợp với thực tiễn, giúp doanh nghiệp vượt qua sóng gió, thách thức của năm 2023. 

Có thể bạn quan tâm

  • KINH TẾ 2023: Giải đúng bài toán về chuyển đổi số trong doanh nghiệp

    KINH TẾ 2023: Giải đúng bài toán về chuyển đổi số trong doanh nghiệp

    16:16, 17/11/2022

  • KINH TẾ 2023: Giải pháp cho đầu tư tư nhân hiệu quả trong bối cảnh mới

    KINH TẾ 2023: Giải pháp cho đầu tư tư nhân hiệu quả trong bối cảnh mới

    15:46, 17/11/2022

  • KINH TẾ 2023: Hạ tầng xanh, đón đầu xu thế mới

    KINH TẾ 2023: Hạ tầng xanh, đón đầu xu thế mới

    15:26, 17/11/2022

  • KINH TẾ 2023: Kiến tạo không gian mở cho doanh nghiệp phát triển

    KINH TẾ 2023: Kiến tạo không gian mở cho doanh nghiệp phát triển

    15:18, 17/11/2022



CẨM ANH