Điện gió sẽ là điểm nhấn trong giai đoạn sau giá FIT, doanh nghiệp nào sẽ nắm bắt cơ hội?

MINH NGỌC 24/12/2022 03:00

Theo VNDirect, giai đoạn bùng nổ của giá FIT đã kết thúc và khi chính sách mới được ban hành, dù theo bất kỳ cơ chế nào, sẽ hướng đến một môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng lành mạnh hơn.

>>Năng lượng tái tạo: Chờ cú hích từ chính sách giá

Bản dự thảo mới nhất trong tháng 11 của Bộ Công Thương về Quy hoạch điện 8 đã tiếp thu và điều chỉnh những thông tin quan trọng, trong đó tiếp tục đề cao hơn nữa tầm quan trọng của điện gió với tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2022-2050. Do đó, sẽ tiếp tục có một giai đoạn phát triển nóng của nguồn điện này sau khi giai đoạn chạy đua FIT kết thúc.

Điện gió

Điện gió tiếp tục đề cao với tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2022-2050

Khác với giai đoạn bùng nổ của giá FIT (mức giá áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo để bán lên lưới hoặc sử dụng tại chỗ nhằm giảm tải cho lưới điện) trong 2019-2021, khi nhiều doanh nghiệp, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, có hay không có kinh nghiệm đều tham gia chạy đua mảng điện này. Ông Nguyễn Hà Đức Tùng, chuyên gia VNDirect cho rằng giai đoạn đó đã kết thúc, và khi chính sách mới được ban hành, dù theo bất kỳ cơ chế nào, sẽ hướng đến một môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng lành mạnh hơn. Trong đó, những doanh nghiệp có lợi thế về quy mô, khả năng đàm phán giá và khả năng tiếp cận với dòng vốn lớn sẽ nắm trong tay những yếu tố quyết định để mở rộng danh mục và sở hữu “miếng bánh” lớn hơn trong ngành.

Đồng thời ông Tùng cũng đưa ra một số những yếu tố sẽ là chủ đề chính cho giai đoạn phát triển sau giá FIT:

Thứ nhất, cạnh tranh giá và chi phí đầu tư sẽ là chủ đề chính trong các năm tới, giúp tăng tính hiệu quả của thị trường cũng như hấp dẫn được các doanh nghiệp thực sự có năng lực tham gia vào ngành.

Thứ hai, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có nhiều lợi thế trong việc đàm phán giá, đặc biệt trong bối cảnh thị trường điện bán lẻ đang dần được hình thành.

Thứ ba, doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc phát triển và vận hành các dự án năng lượng tái tạo sẽ có năng lực đấu thầu tốt hơn nhờ khả năng quản lý hiệu quả, tiết kiệm chi phí cũng như tiềm lực tiếp cận các nguồn vốn lớn với chi phí rẻ.

>>Phát triển điện gió ngoài khơi, mục tiêu và giải pháp

Theo bản dự thảo tháng 11/2022 của Bộ Công thương, bức tranh ngành điện đang dần trở nên rõ ràng hơn. Bản dự thảo tập trung tối đa vào điện gió với mức tăng trưởng kép cao nhất đạt 16% trong 2022-2045; tiếp tục loại bỏ 6.800MW điện than ra khỏi quy hoạch và dự kiến không tiếp tục phát triển điện khí sau 2035 đồng thời phải chuyển dần sang đốt kèm hydrogen. Ngoài ra, bản dự thảo mới đề suất chỉ tiếp tục phát triển 726MW công suất điện mặt trời trang trại đã hoàn thành xây dựng hoặc pháp lý, đồng thời khuyến khích tiếp tục phát triển điện mặt trời áp mái cho nhu cầu tự dùng, không bán lên lưới.

Các doanh nghiệp tiếp cận với danh mục điện gió lớn sẽ có lợi thế trong giai đoạn phát triển sau FIT

Các doanh nghiệp tiếp cận với danh mục điện gió lớn sẽ có lợi thế trong giai đoạn phát triển sau FIT

Khi quy hoạch điện 8 được chính thức ban hành, văn bản này sẽ tạo tiền đề cho chính sách giá năng lượng tái tạo chạy theo. Ông Tùng cho rằng đây là hai văn bản đóng vai trò quan trọng, mở ra một “sân chơi” mới cho các doanh nghiệp trong ngành trong giai đoạn phát triển tiếp theo của ngành điện Việt Nam. Với tiềm năng khổng lồ của năng lượng tái tạo, điện gió sẽ là tâm điểm phát triển trong giai đoạn 2022-2030. Trong đó, điện khí cũng sẽ là sự đồng hành cần thiết để đảm bảo tính an toàn và ổn định của hệ thống.

Theo ông Tùng, khi điện gió sẽ chắc chắn là lĩnh vực sôi động nhất trong giai đoạn 2022-2030 nhờ những định hướng vững vàng từ chính phủ, được hỗ trợ bởi chi phí đầu tư giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp đáp ứng được các yếu tố nêu trên sẽ hướng lợi lớn từ ngành này. Theo đó, một số công ty niêm yết hàng đầu trong ngành, với tham vọng mở rộng danh mục bao gồm: Công ty cổ phần điện Gia Lai (GEG), Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (PC1), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (TTA) , Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (GEX), Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE)...

Có thể bạn quan tâm

  • Năng lượng tái tạo: Chờ cú hích từ chính sách giá

    Năng lượng tái tạo: Chờ cú hích từ chính sách giá

    11:00, 22/12/2022

  • Những “mỏ vàng” năng lượng tái tạo

    Những “mỏ vàng” năng lượng tái tạo

    00:06, 20/12/2022

  • Bất cập thị trường năng lượng tái tạo - Bài 2: Chính sách ngắt quãng làm nản lòng nhà đầu tư

    Bất cập thị trường năng lượng tái tạo - Bài 2: Chính sách ngắt quãng làm nản lòng nhà đầu tư

    05:00, 19/12/2022

  • Bất cập thị trường năng lượng tái tạo - Bài 1: Dự án chuyển tiếp đối mặt với nhiều khó khăn

    Bất cập thị trường năng lượng tái tạo - Bài 1: Dự án chuyển tiếp đối mặt với nhiều khó khăn

    11:00, 16/12/2022

  • Cần sớm ban hành giá điện năng lượng tái tạo

    Cần sớm ban hành giá điện năng lượng tái tạo

    04:00, 06/12/2022

  • Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 2) Quan ngại về hợp đồng mua bán điện

    Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 2) Quan ngại về hợp đồng mua bán điện

    11:00, 01/12/2022

  • Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 1) Vai trò của tài trợ FDI

    Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 1) Vai trò của tài trợ FDI

    00:15, 01/12/2022

  • Phát triển điện gió ngoài khơi, mục tiêu và giải pháp

    Phát triển điện gió ngoài khơi, mục tiêu và giải pháp

    11:30, 10/12/2022

  • Điện gió ngoài khơi cần cơ chế mới

    Điện gió ngoài khơi cần cơ chế mới

    00:58, 10/12/2022

  • Lựa chọn nhà đầu tư điện gió ngoài khơi: Cần đấu thầu minh bạch

    Lựa chọn nhà đầu tư điện gió ngoài khơi: Cần đấu thầu minh bạch

    23:21, 07/12/2022

  • Phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

    Phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

    04:30, 03/12/2022

  • Nhiều thách thức phát triển điện gió ngoài khơi

    Nhiều thách thức phát triển điện gió ngoài khơi

    03:20, 27/11/2022

MINH NGỌC