Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 2) Quan ngại về hợp đồng mua bán điện

Stephanie Betant – Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam 01/12/2022 11:00

Với các điều kiện/sửa đổi về khả năng vay vốn được cải thiện đối với PPA hiện tại, chúng tôi kỳ vọng một dòng vốn FDI đáng kể được rót vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

>>Thu hút đầu tư năng lượng tái tạo 

gf

Bà Stephanie Betant

Thông qua các trao đổi của chúng tôi với các bên đối tác, HSBC nhận thấy có những lo ngại phát sinh về khả năng vay vốn đối với hợp đồng mua bán điện hiện tại, bao gồm:

Rủi ro giảm giá điện và cắt giảm điện: hiện nay hợp đồng mua bán điện không bảo vệ bên bán trong trường hợp nhà máy có thể phát điện nhưng EVN không thể tiếp nhận điện. Bên cạnh đó, việc truy cập vào dữ liệu trước đây về việc cắt giảm điện bị hạn chế đã gây khó khăn trong việc theo dõi dòng tiền tương lai, điều này đặc biệt quan trọng đối với các cấu trúc tài trợ dự án không truy đòi. Do đó, ở tình trạng hiện tại cần có sự bảo lãnh từ doanh nghiệp/ngân hàng địa phương.

Rủi ro pháp lí: Hợp đồng mua bán điện (PPA) không bảo vệ người bán một cách rõ ràng trước những thay đổi của luật pháp. Do đó, các dự án có thể gặp phải những thay đổi bất lợi về luật pháp, điều này cũng có thể ảnh hưởng khả năng theo dõi dòng tiền tương lai.

Bất khả kháng (FM) và Chấm dứt hợp đồng: Không có bất kỳ điều khoản gia hạn hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng hoặc EVN không thực hiện thanh toán. Ví dụ, mẫu PPA hiện tại áp dụng cho năng lượng mặt trời giới hạn thiệt hại trong một năm doanh thu. Hơn nữa, PPA hiện tại áp dụng cho điện gió không nêu rõ liệu nó có bao gồm toàn bộ các khoản nợ ưu tiên trong trường hợp chấm dứt hợp đồng hay không, bao gồm mọi chi phí phá vỡ hợp đồng liên quan vì chỉ nhắc tới ‘tổn thất trực tiếp’, khoản ‘tổn thất trực tiếp’ này có thể chỉ là khoản thanh toán bị bỏ sót trong PPA.

gf

Là một ngân hàng quốc tế hàng đầu, HSBC cùng các tổ chức tài chính khác đã tích cực thảo luận với chính phủ Việt Nam và các cơ quan quản lý về tác động tích cực của những thay đổi trong khuôn khổ hiện tại đối với một môi trường lí tưởng, thuận lợi hơn cho dòng vốn nước ngoài.

Ngoài ra, với tư cách là thành viên của Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (GFANZ), chúng tôi cũng là thành viên của nhóm công tác các doanh nghiệp tư nhân, hiện đang làm việc với chính phủ Vương quốc Anh về Hợp tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) cho Việt Nam. Chủ tịch COP26 Alok Sharma và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam Trần Hồng Hà gần đây đã gặp nhau tại COP27 ở Sharm El-Sheikh để thảo luận về tiến độ của quá trình này. Các cuộc thảo luận đang diễn ra đã giúp đôi bên hiểu sâu hơn về những thách thức và cơ hội của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp ở Việt Nam, làm sao để các bên có thể làm việc cùng nhau giải quyết những vấn đề này trong tương lai.

Về phía Việt Nam, các tổ chức tài chính Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với tốc độ đáng ngạc nhiên trong thời gian qua. Họ có năng lực và khả năng tạo ra sự khác biệt, do đó, HSBC luôn sẵn sàng và hoan nghênh việc hợp tác chiến lược với các ngân hàng trong nước để hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.

Chính sách quốc tế cũng đang được cải thiện để biến cơ sở hạ tầng thành một loại tài sản và thúc đẩy cơ sở hạ tầng bền vững. ‘Thúc đẩy Tài trợ các Cơ sở Hạ tầng Bền vững' (Fast-Infra) nhằm mục đích thiết lập một hệ thống gắn nhãn thống nhất, có thể áp dụng toàn cầu cho các khoản đầu tư vào nhiều loại tài sản cơ sở hạ tầng bền vững bao gồm năng lượng tái tạo và truyền tải, phân phối năng lượng & điện. Thông qua hệ thống gắn nhãn này, thị trường có thể dễ dàng báo hiệu tính bền vững của tài sản, nhờ đó các nhà đầu tư biết rằng tiền của họ sẽ được chuyển đến các dự án đáp ứng các nhu cầu về môi trường, xã hội, khả năng phục hồi, quản trị và đóng góp cho các mục tiêu phát triển bền vững.

Với các điều kiện/sửa đổi về khả năng vay vốn được cải thiện đối với PPA hiện tại, chúng tôi kỳ vọng một dòng vốn FDI đáng kể được rót vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tương tự như các thị trường khác trong khu vực. Ví dụ: HSBC gần đây đã đóng vai trò là tư vấn tài chính cho Orsted trong việc bán dự án điện gió ngoài khơi Greater Changhua 1 tại Đài Loan (thị trường điện gió ngoài khơi lớn nhất Châu Á Thái Bình Dương) với nguồn tài trợ tín dụng chủ yếu (bao gồm ECA và tổ chức tài chính tư nhân) có tổng giá trị là 2,7 tỷ USD. Chúng tôi cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hành trái phiếu cho các công ty năng lượng tái tạo ở Ấn Độ bao gồm India Green Power, Azure Power và Renew Power.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, việc phát hành trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (GSSS) tại thị trường Việt Nam có thể là một điểm cộng cho Việt Nam, cải thiện điểm số ESG của quốc gia và thu hút các nhà đầu tư quốc tế, những người ngày càng quan tâm hơn đến phát triển bền vững.

Từ kinh nghiệm toàn cầu của HSBC, Uruguay, một quốc gia Mỹ Latinh, gần đây đã thực hiện thành công một đợt phát hành trái phiếu liên kết bền vững, giao dịch này được thị trường đón nhận nồng nhiệt. Ngoài ra, quá trình phát triển các khung pháp lý cho GSSS là một cách thức tuyệt vời để các bộ phận, bao gồm bộ phận lập kế hoạch, tài chính, chi tiêu, ngồi lại với nhau, thống nhất và nỗ lực vì sứ mệnh tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn. HSBC luôn sẵn lòng đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển này của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp lo ngại về tương lai

    Doanh nghiệp lo ngại về tương lai "số phận" các dự án năng lượng tái tạo

    05:05, 25/11/2022

  • Nút thắt hạn chế năng lượng tái tạo

    Nút thắt hạn chế năng lượng tái tạo

    02:00, 24/11/2022

  • Gia Lai đề xuất đưa 135 dự án năng lượng tái tạo vào quy hoạch điện VIII

    Gia Lai đề xuất đưa 135 dự án năng lượng tái tạo vào quy hoạch điện VIII

    01:11, 23/11/2022

  • Phát triển năng lượng tái tạo đang chững lại

    Phát triển năng lượng tái tạo đang chững lại

    03:40, 19/11/2022

  • Phát triển năng lượng tái tạo thông qua đấu thầu: Kinh nghiệm quốc tế

    Phát triển năng lượng tái tạo thông qua đấu thầu: Kinh nghiệm quốc tế

    03:30, 19/11/2022

  • Giải pháp ổn định nguồn năng lượng tái tạo hướng tới Net Zero

    Giải pháp ổn định nguồn năng lượng tái tạo hướng tới Net Zero

    03:00, 06/11/2022

  • Khai thác tiềm năng từ nguồn năng lượng tái tạo

    Khai thác tiềm năng từ nguồn năng lượng tái tạo

    02:49, 04/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 2) Quan ngại về hợp đồng mua bán điện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO