Là lĩnh vực thu hút nhiều dự án đầu tư nhưng đến nay, một số dự án năng lượng tái tạo phải giảm công suất hoạt động, gây lãng phí nguồn lực
>>>Phát triển năng lượng tái tạo đang chững lại
Là nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo, ông Hồ Tá Tín -Chủ tịch Hội đồng quản trị HBRE cho biết: liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo có khâu chính: nguồn phát, lưới và tiêu thụ. Thời gian qua, chúng ta đã phát triển nóng nguồn phát, trong khi lưới lại không theo kịp khiến cho nhiều dự án năng lượng tái tạo bị cắt giảm sản lượng. Bản thân dự án của HBRE vừa qua bị cắt giảm 10-20%, nhưng có dự án bị cắt đến 50%, hiệu quả đi về đâu?
Đồng tình với quan điểm này, ông Hoàng Mạnh Tân - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty CP phát triển năng lượng Sơn Hà chia sẻ: thời gian qua, năng lượng tái tạo là lĩnh vực được khuyến khích phát triển nhưng hệ thống cơ chế chưa đồng bộ. Vì thiếu cơ chế chuyển tiếp nên một số dự án giảm sản lượng gây ra lãng phí nguồn lực. Chẳng hạn như việc người dân đầu tư điện mặt trời mái nhà có những cái khó như: để tự sản tự tiêu thì lỗ khoảng 20%; lắp pin lưu trữ lại vướng giá thành đắt, phương án thừa sản lượng có thể bán lại nhưng chưa thể thực hiện được do thiếu cơ chế.
Hay trong Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công thương trình Chính phủ có quy định từ nay đến năm 2030 sẽ có7.000MW điện gió ngoài khơi, trong đó 4.000MW cho miền Bắc, 3.000MW cho khu vực Nam Trung Bộ, bao gồm các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các tỉnh miền Nam… nhưng hiện ở Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa, miền Trung đã quá tải lưới điện. Đến mốc thời gian trên, nếu không phát triển lưới điện lúc đó đấu nối vào đâu.
>>>Phát triển năng lượng tái tạo: Cần thêm cơ chế, chính sách
Ông Hoàng Mạnh Tân chỉ rõ nút thắt của năng lượng tái tạo là truyền tải và kiến nghị ở lĩnh vực này nhà nước cần tăng vai trò quản lý, khuyến khích doanh nghiệp tham gia. Như viễn thông, trước đây chỉ có 1 nhà mạng di động nên không có tính cạnh tranh nhưng khi có sự tham gia của nhiều nhà mạng khác mới đã góp phần kích cầu thị trường, giảm giá thành và đến nay chiếc điện thoại di động đã trở nên phổ biến. Vì vậy, nên đa dạng nhà đầu tư truyền tải điện và xã hội hoá ở khâu đấu nối, vận hành trục chính do đơn vị của Nhà nước thực hiện. Vai trò của nhà sản xuất được mở rộng có thể vừa đầu tư, vừa sử dụng, lưu trữ và bán điện thì có sự chủ động hơn.
Để hạn chế lãng phí trên, các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cũng đề xuất Bộ Công Thương xem xét thắt chặt việc cấp phép và có quy định khi bổ sung quy hoạch, trong thời gian bao lâu không thi công thì thu hồi tạo điều kiện nhà đầu tư khác. Thực tế hiện nay số lượng dự án đang và đã xây dựng trên tổng quy hoạch chỉ đạt 50-60% vừa lãng phí vừa lấy mất cơ hội của nhà đầu tư khác.
Về nút thắt liên quan đến truyền tải, ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) thông tin: trong Luật Điện lực sửa đổi cho phép xã hội hoá truyền tải. Có thể tạm hiểu là xương sống, huyết mạch truyền tải nhà nước đầu tư, còn các nhánh thì xã hội hóa. Chỉ có điều, giá truyền tải hiện nay rất rẻ và khó kêu gọi nhà đầu tư là vấn đề lưu tâm.
Có thể bạn quan tâm
Phát triển năng lượng tái tạo thông qua đấu thầu: Kinh nghiệm quốc tế
03:30, 19/11/2022
Giải pháp ổn định nguồn năng lượng tái tạo hướng tới Net Zero
03:00, 06/11/2022
Quảng Ninh: Khai thác tiềm năng từ nguồn năng lượng tái tạo
01:07, 28/10/2022
Phát triển năng lượng tái tạo còn nhiều rào cản
03:00, 14/10/2022
Bình Thuận ưu tiên phát triển du lịch biển, năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao
22:06, 19/09/2022
Khơi thông nguồn vốn quốc tế cho năng lượng tái tạo
01:00, 17/08/2022
Thị trường năng lượng tái tạo - Bài 1: Đàm phán giá mua điện khó khả thi
03:50, 10/08/2022
Thị trường năng lượng tái tạo - Bài 2: Cần xây dựng cơ chế giá mua điện phù hợp
03:50, 11/08/2022
PVN kiến nghị cơ chế phát triển năng lượng tái tạo
03:30, 27/06/2022