Bộ Công Thương cũng cần sớm xây dựng cơ chế lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh, minh bạch và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
ÔNG DHAR ADITYA, TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH MTV NEXIF ENERG BẾN TRE:
Bộ Công Thương cần sớm ban hành khung giá phát điện và cách thức tính giá bán điện (đàm phán, chào giá cạnh tranh hay đấu thầu) cho các dự án chuyển tiếp để nhanh chóng giải quyết những khó khăn mà các nhà đầu tư đang phải gánh chịu do cơ chế hết hạn từ lâu.
Giá bán điện cần phù hợp với giá thị trường, hài hòa lợi ích cho cả bên mua và bên bán, nên có hiệu lực đủ dài (ít nhất là 3 năm) và áp dụng ít nhất 20 năm để tạo môi trường đầu tư ổn định và có thể dự tính được dòng doanh thu của dự án.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cần sớm xây dựng cơ chế lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh, minh bạch và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) áp dụng cho các dự án năng lượng tái tạo mới. Đối với cơ chế DPPA thì cho phép nhà đầu tư ký hợp đồng mua bán điện với bên thứ ba, trong đó EVN chỉ đóng vai trò là đơn vị truyền tải.
Có thể bạn quan tâm
Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 2) Quan ngại về hợp đồng mua bán điện
11:00, 01/12/2022
Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 1) Vai trò của tài trợ FDI
00:15, 01/12/2022
Doanh nghiệp năng lượng tái tạo đang “thoi thóp” chờ cơ chế
11:00, 30/11/2022
Doanh nghiệp lo ngại về tương lai "số phận" các dự án năng lượng tái tạo
05:05, 25/11/2022