Vì sao doanh nghiệp cắt giảm nhiều nhân sự lại hoạt động hiệu quả hơn?
Cắt giảm nhân sự tiếp tục diễn ra ở các “ông lớn” công nghệ toàn cầu, trong đó có Việt Nam
>>>Có hay không việc cắt giảm nhân sự khi đưa Robot vào phục vụ khách hàng?
Nhân sự thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên số
Tại hội nghị Nhân sự - Công nghệ (TalentX) 2023, ông Nguyễn Tuấn Huy - Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi số của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) thông tin: theo số liệu đầu năm nay đã có hơn 94.000 việc làm bị cắt giảm trên thị trường công nghệ. Trong đó, các tập đoàn toàn cầu như Microsoft, Alphabet, Amazon đối mặt với việc nhân sự bị cắt giảm đáng kể.
Ngoài ra, Meta đã cắt giảm hơn 11.000 công nhân, tương đương 10% tổng số lực lượng lao động. Google sa thải hơn 12.000 nhân viên. Twitter đã loại bỏ hơn 6.000 công nhân, chiếm khoảng 80% tổng số nhân sự.
Theo đại diện VINASA, những con số trên là một phần nhỏ của chuỗi sụt giảm nhân sự. Dự báo việc cắt giảm nhân sự tiếp tục diễn ra trên toàn cầu, kể cả tại Việt Nam.
Tuy nhân sự cắt giảm lớn, như ở Meta, quý I năm nay đã cắt giảm gần 1/4 lực lượng lao động toàn cầu của công ty, tương đương khoảng 20.000 việc làm nhưng người sáng lập kiêm CEO của Meta là Mark Zuckerberg lại khẳng định: công ty hoạt động hiệu quả hơn, kết quả kinh doanh tốt nhờ vào một phần không nhỏ của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trong đó, có ứng dụng công nghệ trong lãnh đạo và quản trị nhân sự.
Tương tự như vậy tại những tập đoàn công nghệ khác đã cắt giảm nhiều nhân sự nhưng doanh thu và lợi nhuận không giảm; trái lại còn tăng hơn những năm trước đó.
>>>Trí tuệ nhân tạo có thể sa thải kỹ sư công nghệ?
>>>Trí tuệ nhân tạo… đi họp hộ
Các chuyên gia chỉ ra rằng Gen AI (General AI - Công nghệ AI Tổng quát) đóng vai trò cốt lõi trong việc này giúp các doanh nghiệp tối ưu được chi phí, nguồn lực trong khi vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu kinh doanh. Theo một báo cáo gần đây, hơn 88% doanh nghiệp toàn cầu đã bắt đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý nhân sự, trong đó khoảng 44% sử dụng AI hỗ trợ rà soát và chọn lọc ứng viên tiềm năng.
Theo McKinsey, có tới 30% số giờ làm việc hiện tại ở Mỹ có thể được tự động hóa vào năm 2030. Goldman Sachs cho rằng có thể tự động hóa tới 300 triệu việc làm. Còn theo nền tảng học trực tuyến cho doanh nghiệp lớn nhất thế giới Udemy Business, đã có sự phát triển vượt bậc trong việc học các kỹ năng liên quan đến AI trên Udemy: Nhân sự học các kỹ năng liên quan đến AI tăng trưởng 60%, số lượt học ChatGPT tại Mỹ tăng 5.226% chỉ trong quý 1 năm 2023.
Nhận diện nhân sự tương lai của doanh nghiệp
Một báo cáo khác chỉ ra rằng, 70% nhân sự gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2012) có thể sử dụng gen AI. Đây là lực lượng đang được ưu tiên tuyển dụng trên toàn cầu với 72% có kỹ năng gen AI được tuyển dụng.
Có thể thấy một lực lượng lao động mới đang xuất hiện và thâm nhập rất nhanh vào thị trường lao động: gen AI - theo nghĩa rộng bao gồm các thiết bị, phần mềm tự động hóa, Generative AI (robot, chatbot, chatGPT…) và các nhân sự gen Z có những kỹ năng về sử dụng gen AI.
Làm việc tại tập đoàn đang có 48% nhân sự thuộc thế hệ gen Z trong tổng số 65.000 nhân sự hiện có, ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch trường Đại học FPT, phụ trách hoạt động của Viện Quản trị kinh doanh FSB nhấn mạnh: gen Z là lực lượng lao động chính của các doanh nghiệp trong thời gian tới. Tính chung trên toàn cầu, chỉ 5 năm nữa, 50% cơ cấu lực lượng lao động là gen Z.
Từ thực tế tại doanh nghiệp đã sớm hội tụ lực lượng nhân sự gen Z đông đảo, ông Hoàng Nam Tiến cho rằng, để thích ứng với lực lượng nhân sự trẻ này, thay vì có chính sách, kế hoạch phát triển để gen Z phù hợp với hoạt động và văn hoá doanh nghiệp, thì chính doanh nghiệp cần thay đổi phù hợp với gen Z.
Gen Z là thế hệ của công nghệ, thích khám phá, ưa trải nghiệm. Do đó, nhận diện thế hệ lao động tương lai trong doanh nghiệp được tích hợp giữa gen Z và gen AI.
Chia sẻ thêm về ảnh hưởng của GenAI đến việc làm, theo ông Hoàng Nam Tiến, việc ứng dụng AI, BI (Business Intelligence), robot trong các doanh nghiệp, nhà máy đã và đang góp phần nâng cao năng suất lao động nhưng sẽ khiến nhân sự trong nhiều ngành nghề có nguy cơ bị mất việc mà không ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Có thể kể đến một số vị trí như lập trình viên, kế toán, giao dịch viên ngân hàng, nhân viên tư vấn tín dụng, nhân viên bán hàng, tiếp thị...
Thực tế trên tác động đến quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự, giám đốc nhân sự phải luôn nhớ mình là giám đốc nhân sự công nghệ, phải hiểu được gen Z và gen AI. Theo từng năm, từng quý và thậm chí sắp tới là từng tháng, bộ phận quản trị nhân sự của doanh nghiệp phải nắm được những việc mà robot, AI có thể thay thế và thay thế tốt hơn con người để chúng ta ngay lập tức chuyển trọng tâm sang hướng khác.
Những người lao động đang làm những việc sẽ bị AI, robot thay thế, bộ phận nhân sự ngay lập tức có thể yêu cầu họ trong khi vẫn làm việc cũ thì phải học thêm kiến thức, kỹ năng mới để chuyển sang lĩnh vực, công việc khác.
Có thể bạn quan tâm
Đằng sau câu chuyện Baemin cắt giảm nhân sự
16:14, 29/09/2023
Trí tuệ nhân tạo: Xu thế tất yếu của thời đại mới
15:27, 07/04/2023
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh tiến vào doanh nghiệp
04:00, 14/03/2023
Gen Z - một thế hệ đa nhiệm sống với deadline và đầy căng thẳng
14:20, 22/09/2023
Gen Z - Nhà lãnh đạo tương lai
01:00, 13/09/2023
Quản trị doanh nghiệp kiểu Gen Z
02:39, 02/09/2023
Quản trị thành công Gen Z trong doanh nghiệp
04:00, 01/05/2023
Xây dựng công sở cho Gen Z thời hậu COVID-19
03:00, 13/04/2023