Tái định vị chuỗi cung ứng cho tăng trưởng: 3 vấn đề đặt ra với doanh nghiệp
Trong thập kỷ tới, dự kiến 70% tăng trưởng toàn cầu sẽ đến từ Châu Á Thái Bình Dương. Khu vực này sẽ có tổng chi tiêu tiêu dùng cao nhất vào năm 2030 và là nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn.
>>>PwC: Chỉ có 35% các doanh nghiệp niêm yết thiết lập kế hoạch ESG
Theo PwC, có những yếu tố chính mà lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc để thích ứng trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Một trong số đó chính là sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp toàn cầu đang chạy đua nhằm tái cân bằng chuỗi cung ứng của mình và tìm kiếm nhà cung cấp, địa điểm và nhân tài mới. Ngoài việc tập trung vào khả năng phục hồi và lợi nhuận ngắn hạn, các lãnh đạo cần hành động nhiều hơn và doanh nghiệp cần chuyển đổi để trụ vững.
Ông Raymund Chao, Chủ tịch PwC Châu Á Thái Bình Dương và Trung Quốc, cho biết: "Trước đây, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiếm khi phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp và dồn dập như trong ba năm qua. Và họ cũng chưa bao giờ phải cùng một lúc trả lời tất cả những câu hỏi cơ bản cần xem xét . Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục trên đà tăng trưởng, và những dịch chuyển nhỏ trong sản xuất đã không còn phù hợp. Doanh nghiệp cần sự dịch chuyển từ khả năng phục hồi sang tăng trưởng. Vào thời điểm này, một cuộc đua tái cân bằng để tăng trưởng đang diễn ra.”
Phân tích tại báo cáo “Chuỗi cung ứng toàn cầu: Cuộc đua tái cân bằng” phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2023 tại San Francisco (Mỹ), PwC nhấn mạnh ba câu hỏi cơ bản doanh nghiệp cần xem xét khi tái định vị chuỗi cung ứng của mình để tăng trưởng: Định vị sức cạnh tranh khi thực hiện chuyển đổi chuỗi cung ứng; Ứng dụng các công nghệ thế hệ mới; Thực hành Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) để kiến tạo giá trị thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp.
Chỉ "nâng cấp và chuyển dịch" thì vẫn chưa đủ. Sự thay đổi trong kinh doanh cần phải toàn diện và mang tính chuyển đổi nhiều hơn để phù hợp với quy mô và tốc độ thay đổi kinh tế và xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt - Matthew Comte Chủ tịch, Lãnh đạo Dịch vụ Chuyển đổi hoạt động PwC US
Theo PwC, cónhững thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tìm cách di dời chuỗi cung ứng do tình hình địa chính trị bất ổn. Các doanh nghiệp có mục tiêu trải đều hoạt động hơn trên toàn khu vực có thể gặp khó khăn trong việc tìm được một địa điểm thay thế Trung Quốc. Không chỉ tại Việt Nam, Mỹ và Châu Âu cũng đang vật lộn để tìm kiếm các "siêu địa điểm’"sau quá trình chuyển về nước nhà sản xuất (reshoring), tạo ra làn sóng bùng nổ về bất động sản công nghiệp. Trong khi đó, mặc dù Malaysia được đánh giá tương đối cao về kỹ năng và cơ sở hạ tầng (đứng thứ hai sau Trung Quốc), lực lượng lao động của nước này lại tương đối khiêm tốn.
Khảo sát Rủi ro Toàn cầu năm 2023 của PwC cho thấy phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp xem sự gián đoạn chuỗi cung ứng là một rủi ro kinh doanh. Tuy nhiên, sự gián đoạn thường là chất xúc tác cho một số chuyển đổi cần thiết. Chấp nhận sự gián đoạn chuỗi cung ứng là cơ hội để chuyển đổi hoạt động, khám phá các chiến lược mới, phát triển mạnh mẽ hơn, thúc đẩy khả năng thích ứng và tăng trưởng khi đối mặt với sự không chắc chắn. Mặc dù phần lớn các nhà quản trị rủi ro cho rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng là một rủi ro, các nhà quản trị tài chính và quản trị vận hành lại thể hiện quan điểm tích cực hơn. Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp có giá trị trên 5 tỷ USD cũng xem tất như là một cơ hội, ngoại trừ việc "Chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng mới" và "Gián đoạn chuỗi cung ứng".
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp sẽ phải cân bằng giữa các rủi ro chính trị, lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng và quy định pháp lý khi cân nhắc di dời đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương hoặc Châu Mỹ Latinh.
Điều này cũng trùng khớp với phân tích gần đây của PwC, cho thấy 65% công ty được khảo sát xem chi phí và nguồn lao động là mối quan tâm hàng đầu khi di dời chuỗi cung ứng. Ngoài ra, PwC cũng phát hiện rằng 56% công ty cho rằng việc thay đổi các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng mà không có hướng dẫn rõ ràng là thách thức lớn nhất về ESG mà chuỗi cung ứng của họ phải đối mặt.
Theo PwC, khi tìm kiếm khu vực thay thế, các doanh nghiệp sẽ phải đánh đổi giữa lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng và môi trường pháp lý. Ví dụ, việc nhập khẩu linh kiện sẽ thuận tiện hơn do Việt Nam ở gần Trung Quốc, bên cạnh đó, sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực điện tử và dệt may cũng như mối quan hệ hợp tác gần đây được ký kết với Hoa Kỳ (nhằm mở rộng quan hệ thương mại trong ngành hàng không và bán dẫn) sẽ cần phải được cân nhắc trước tình trạng khan hiếm kỹ năng, đặc biệt là ở các kỹ năng kỹ thuật hàng đầu.
Các CEO cũng cần xem xét (mặc dù không phải lúc nào họ cũng chịu trách nhiệm trực tiếp) về nguồn lao động sẵn có ở những khu vực mà họ đang xác định phạm vi. Điều này đang là một thách thức đáng kể đối với nhiều công ty và nhà cung cấp, đặc biệt ở những địa phương đang thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờ các ưu đãi hấp dẫn của chính phủ. Những khuyến khích này thường dẫn đến một cuộc cạnh tranh gay gắt để thu hút nhân tài khi các yêu cầu đang ngày càng cao hơn khả năng sẵn có của nguồn nhân lực hiện tại, PwC ghi nhận từ tiếng nói của các CEO.
"Chuyển đổi chuỗi cung ứng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện. Bằng cách phân tích môi trường và định vị ưu thế cạnh tranh một cách chiến lược, các doanh nghiệp sẽ có bước đệm tốt để phát triển và khai thác tiềm năng mà thị trường Châu Á Thái Bình Dương mang lại" - Nguyễn Lương Hiền, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn chiến lược, PwC Việt Nam
Bất chấp sự hỗn loạn toàn cầu, Châu Á Thái Bình Dương vẫn đang phát triển vững chắc. PwC dự báo trong thập kỷ tới, 70% tăng trưởng toàn cầu sẽ đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Để tận dụng cơ hội này, PwC khuyến nghị sáu bước thiết thực mà doanh nghiệp có thể hành động để tái cân bằng và tăng trưởng:
Thứ nhất, nâng cao tầm quan trọng của chuỗi cung ứng đối với ban lãnh đạo.
Thứ hai, đề xuất ưu thế cạnh tranh khác biệt để thu hút được các nhà cung cấp tiềm năng, địa điểm và nguồn nhân tài mới.
Thứ ba, nhìn xa hơn các khuyến khích của chính phủ nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận các nhà cung cấp và nhân tài, đồng thời - xác định định hướng phát triển trong tương lai.
Thứ tư, đầu tư vào công nghệ, bao gồm số hóa toàn bộ hệ sinh thái chuỗi cung ứng để đồng bộ với chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp cho mục tiêu tăng trưởng lâu dài và tạo lợi thế cạnh tranh.
Thứ năm, biến ESG thành động lực giá trị để thúc đẩy tăng trưởng bằng cách tích hợp vào chiến lược chuỗi cung ứng tổng thể.
Thứ sáu, chủ động hợp tác với nhà cung cấp để thúc đẩy sự đổi mới, giảm thiểu rủi ro thông qua việc đa dạng hóa chiến lược và tạo điều kiện cho tăng trưởng một cách toàn diện.
Có thể bạn quan tâm
PwC ra mắt hệ sinh thái số hóa Asia Pacific Marketplace, đẩy mạnh chuyển đổi số doanh nghiệp
20:00, 03/07/2023
Meey Land phối hợp PwC Việt Nam tổ chức hội thảo Cấu trúc nguồn vốn trong doanh nghiệp
14:16, 16/02/2023
PwC Việt Nam bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới
13:00, 02/02/2023
Xu hướng ESG trong bất động sản: Quá trễ để không thay đổi
03:00, 12/10/2023
Chú trọng yếu tố ESG khi định giá doanh nghiệp
16:30, 30/09/2023
Nâng hạng thị trường chứng khoán: IR và ESG
13:04, 28/09/2023