Doanh nghiệp cần chuyển đổi số để bảo vệ thương hiệu
Hàng giả, hàng nhái khiến doanh nghiệp sản xuất thiệt hại về doanh thu, lợi nhuận, thương hiệu bị ảnh hưởng, điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế.
>>Hệ thống xác thực hàng chính hãng qua QRCode giúp chống hàng giả, hàng nhái
Thời điểm cuối năm, vấn đề hàng giả, hàng nhái càng xuất hiện nhiều hơn và trở thành vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội. Hàng giả, hàng nhái khiến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối bị thiệt hại về doanh số, lợi nhuận, ảnh hưởng uy tín thương hiệu nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế, và đặc biệt là ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Nhìn từ góc độ của người hoạt động trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, để giải quyết vấn nạn hàng giả, hàng nhái cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều phía, từ cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất phân phối cho đến người tiêu dùng, mua sắm hàng hoá, sản phẩm.
Trước tiên, về phía nhà Quản lý, cần xác định đây không phải là trách nhiệm của riêng Bộ, Ban ngành nào, mà cần sự chung tay của cả hệ thống, bộ máy quản lý. Chúng ta đã có cơ quan chuyên trách là Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, nhưng sự phối hợp giữa các Bộ, Ban ngành còn chưa được nhịp nhàng, đồng bộ, thậm chí đôi khi chồng chéo. Cần giải quyết vấn đề này từ khâu hàng lang pháp lý, xem xét gia tăng quyền hạn các cơ quan liên quan, đặc biệt là lực lượng cơ sở như quản lý thị trường, hải quan, cho đến khâu phối hợp thực hiện, hành pháp, xử phạt. Đặc biệt, vấn đề xử phạt cũng cần mạnh tay hơn, những vụ nghiêm trọng cần chuyển sang xử lý hình sự, đừng chỉ xử phạt hành chính bởi lợi nhuận từ hàng giả, hàng nhái là rất lớn, không đảm bảo tính răn đe.
Về phía nhà sản xuất, kinh doanh và phân phối, cần tìm hiểu rõ hơn về pháp lý liên quan đến việc xác lập các quyền cái quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, thương hiệu… có định huớng xây dựng, bảo vệ thương hiệu lâu dài, đồng thời áp dụng các giải pháp số vào bảo vệ thương hiệu. Hiện hàng giả, hàng nhái xuất hiện ngày càng một nhiều hơn trên môi trường thương mại điện tử, doanh nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi số trong công tác chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu, tránh bị tụt hậu. Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp nên có chiến lược bảo vệ thương hiệu tổng thể, chống hàng giả từ khâu bao bì, kiểu dáng sản phẩm cho đến kiểm soát lưu thông hàng hoá sau bán hàng nhờ các công cụ nền tảng số.
>>Vấn nạn hàng giả, hàng nhái vẫn… nhức nhối
Việc sử dụng tem chống hàng giả đã không còn mới nhưng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như hiện nay, nhiều công nghệ chống giả trở nên lỗi thời, thậm chí xuất hiện tình trạng làm giả tem chống giả. Do đó, nhiều doanh nghiệp đang chuyển dần sang sử dụng tem chống giả xác thực điện tử, tem truy xuất nguồn gốc điện tử. Với tem xác thực điện tử, mỗi sản phẩm sẽ được cấp một mã QR hoặc mã số duy nhất và sẽ được phủ cào nhằm tránh hiện tượng bị làm giả.
Song song với đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện những chiến dịch truyền thông về cách phân biệt hàng giả, hàng nhái đến người tiêu dùng, thực hiện xuyên suốt từ kênh phân phối, đại lý, bán lẻ cho đến các nền tảng số như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử... Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.
Về phía người tiêu dùng, cần nắm rõ về các quyền và nghĩa vụ của mình mà Luật pháp đã qui định khi mua hàng, cụ thể như yêu cầu người bán cung cấp thông tin về hàng hoá, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá cũng như lưu giữ hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng để có thể làm căn cứ pháp lý để khiếu nại, bảo vệ quyền lợi mình khi xảy ra sự cố.
Người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi mua, kiểm tra tem chống hàng giả hoặc các dấu hiệu phân biệt hàng chính hãng thường được nhà sản xuất niêm yết hướng dẫn trên website để tránh mua nhầm hàng giả. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống xác thực hàng chính hãng qua QRCode giúp chống hàng giả, hàng nhái
21:55, 14/10/2022
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái vẫn… nhức nhối
15:06, 14/10/2022
Hành trình chống hàng giả bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp
03:00, 13/10/2022
Chống hàng giả - Cần nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp
03:50, 26/09/2022
Doanh nghiệp ngành dược cần đẩy mạnh chuyển đổi số để chống hàng giả, hàng nhái
14:05, 22/09/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
20:21, 13/09/2022
“Triệt” hàng giả trên chợ “online”
03:30, 11/09/2022