“Triệt” hàng giả trên chợ “online”

KHÔI NGUYÊN 11/09/2022 03:30

Bên cạnh sự phát triển của Thương mại điện tử tại Việt Nam thì tình trạng hàng giả, hàng nhái, được bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là những tiêu cực của thị trường.

>>Hệ thống xác thực hàng chính hãng QRCode: Giải quyết “vấn nạn” hàng giả, hàng nhái

p/Lực lượng chức năng khám xét và niêm phong tổng kho hàng lậu 10.000m2 tại số 145 Hoàng Diệu, TP Lào Cai.

Lực lượng chức năng khám xét và niêm phong tổng kho hàng lậu 10.000m2 tại số 145 Hoàng Diệu, TP Lào Cai.

Thời gian qua, lực lượng chức năng cũng đã liên tục phát hiện và triệt phá hàng loạt cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, kém chất lượng trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).

Vi phạm có chiều hướng gia tăng

Điển hình như gần đây nhất, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện một điểm kinh doanh trên nền tảng facebook tại TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa), sơ bộ đã tạm giữ gần 13.000 sản phẩm gồm nhiều chủng loại từ giày dép, quần áo, chăn ga gối đệm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hàng nổi tiếng và hàng hóa nhập lậu do chủ cơ sở chưa xuất trình được các giấy tờ liên quan.

Trước đó, đơn vị cũng phát hiện vụ kho hàng lậu, hàng giả 1.000m2 tập kết để bán online ở tỉnh Lào Cai. Hay vụ tàng trữ kinh doanh sản phẩm giả mạo các thương hiệu nổi tiếng tại tỉnh Nam Định. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn xử lý hàng trăm vụ việc khác của các đối tượng bán hàng trên mạng xã hội, website thương mại.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, trong năm 2021, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã thực hiện kiểm tra hơn 3.000 vụ việc lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... Số tiền xử phạt lên tới hơn 20 tỷ đồng. Dự báo trong 2 - 3 năm tới, tỷ lệ gian lận trên TMĐT sẽ chiếm 50 - 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu các nền tảng TMĐT rà soát và gỡ bỏ gần 14.000 sản phẩm, thiết bị hỗ trợ điều trị Covid-19... có dấu hiệu vi phạm trên gần 4.300 gian hàng.

Một thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng cho thấy, mỗi năm cơ quan này nhận được khoảng 1.500 đơn khiếu nại của người tiêu dùng. Trong đó, 50% số khiếu nại liên quan tới các giao dịch mua bán trên các nền tảng trực tuyến, gồm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và mua bán không có hóa đơn chứng từ.

>>Công nghệ cao chống công nghệ hàng giả

Đâu là giải pháp căn cơ?

Trước thực trạng trên, để “lọc” hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một số sàn TMĐT đã dùng ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI). Thế nhưng, chủ các sàn TMĐT cũng thừa nhận, dù áp dụng giải pháp nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để tình trạng hàng giả, hàng nhái. Bởi, nếu người bán cố tình khai báo gian dối thông tin, lấy hình ảnh của sản phẩm khác đăng lên sàn để vượt qua bộ lọc. Chỉ có thể ngăn chặn, tháo gỡ sản phẩm, khóa shop bằng phản ứng nhanh của khách hàng qua report hoặc đường dây nóng…

Theo các chuyên gia, thực tế đa số các gian hàng trên mạng là gian hàng ảo, số điện thoại không rõ ràng, dịch vụ bưu chính vẫn chưa có chế tài chặt chẽ. Bởi vậy, việc hoàn thiện các quy định về thủ tục kiểm tra, chính sách mặt hàng, chính sách thuế là cần thiết để tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực TMĐT trong thời gian tới.

Ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, tất cả các sàn TMĐT khi đăng ký website TMĐT với Bộ Công Thương đều phải có chứng minh thư/căn cước công dân hoặc mã số thuế. Tuy nhiên, số lượng người bán lẻ trên các sàn TMĐT sử dụng chứng minh thư/căn cước công dân giả rất nhiều. Trung tâm Tin học và Công nghệ số hiện đang đề xuất phương án và đã tiến hành ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Bộ Công an) nhằm hợp tác triển khai ứng dụng liên quan đến công nghệ để có thể định danh một chủ thể khi tham gia bán hàng trên sàn TMĐT. Từ đó, từng bước kiểm soát, ngăn chặn, xử lý kịp thời những đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT.

“Công nghệ vẫn là yếu tố quan trọng. Các ứng dụng này liên kết chặt với hệ thống dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, tạo dựng một nền tảng để có thể chia sẻ chéo giữa các bên nhằm sớm nhận thức được hành vi lừa đảo. Chúng tôi cũng đang định hướng nền tảng về định danh iKBC có gắn với các giải pháp về OCA. Tức là, định danh được khách hàng thông qua hình ảnh, sẽ đối chiếu dữ liệu của đối tượng khi lập gian hàng với dữ liệu hình ảnh gốc trong hệ thống Bộ Công an sử dụng một vector 360 chiều để kiểm tra đã khớp được hai dữ liệu đến với nhau nhằm định danh chủ thể”, ông Lê Đức Anh nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Hệ thống xác thực hàng chính hãng QRCode: Giải quyết “vấn nạn” hàng giả, hàng nhái

    Hệ thống xác thực hàng chính hãng QRCode: Giải quyết “vấn nạn” hàng giả, hàng nhái

    00:06, 06/09/2022

  • Công nghệ cao chống công nghệ hàng giả

    Công nghệ cao chống công nghệ hàng giả

    00:28, 29/08/2022

  • "Kẽ hở" khiến hàng giả "chen chân" vào sàn thương mại điện tử

    00:06, 25/05/2022

  • Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Cần nâng cao vai trò của chủ sàn

    Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Cần nâng cao vai trò của chủ sàn

    04:10, 10/05/2022

  • Ai tiếp tay cho hàng giả, hàng kém chất lượng?

    Ai tiếp tay cho hàng giả, hàng kém chất lượng?

    05:04, 02/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Triệt” hàng giả trên chợ “online”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO