Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh thông qua sức mạnh thương hiệu cho doanh nghiệp
Chia sẻ với DĐDN, ông Đường Ceovic cho biết, công ty có sứ mệnh giúp cho các DN nâng cao năng lực cạnh tranh và giúp các nhà đầu tư nâng cao giá trị tài sản thông qua sức mạnh của thương hiệu.
>>>Nghị lực và đam mê của Austin Russell
Ceovic Brand là đơn vị hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tư vấn lập chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh và chiến lược thương hiệu. Đồng thời định vị thương hiệu, nhận diện được thương hiệu trong thị trường và bảo vệ, bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Là một chuyên gia thương hiệu, Founder của Ceovic Brand, vậy vai trò của việc nhận diện thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang được đánh giá như thế nào, thưa ông?
Nhìn chung, bối cảnh thị trường Việt Nam luôn đi sau thế giới rất nhiều năm. Vì thế vai trò của thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn rất là mờ nhạt. Theo thống kê của chúng tôi thì có tới trên 70% các doanh nghiệp Việt Nam mình còn chưa biết tới sức mạnh thương hiệu để vận dụng vào việc đầu tư và kinh doanh. Điều này, dẫn tới việc mà họ bán hàng mà chủ yếu cạnh tranh về giá bán, cạnh tranh vì yếu tố cứng mà quên đi một sức mạnh rất là quan trọng là thương hiệu.
Trong nhiều năm qua chúng tôi cũng đã và đang nỗ lực thay đổi diện mạo của doanh nghiệp Việt Nam để làm sao tăng lợi thế cạnh tranh thương hiệu và tăng sự hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp cho họ hiểu được sự quan trọng của của thương hiệu, phát huy tối đa giá trị của thương hiệu vào việc đầu tư và kinh doanh.
- Như vậy, làm sao để các doanh nghiệp có thể phát huy các sức mạnh của thương hiệu vào kinh doanh?
Để phát huy sức mạnh thương hiệu vào kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ vai trò của thương hiệu trong kinh doanh là gì. Ngoài ra, khi nhận thức được vai trò như thế thì doanh nghiệp sẽ phải vận dụng thương hiệu vào vấn đề kinh doanh của mình. Nổi bật thương hiệu là chiến lược mà ở các quốc gia phương Tây người ta áp dụng rất nhiều. Chiến lược này xoay quanh việc mình phải có một bộ nhận diện thương hiệu rất là nổi bật, một cái tên thương hiệu và logo nổi bật và hợp lý, dễ đi sâu vào tiềm thức của mỗi khách hàng. Bộ nhận diện thương hiệu và các điểm tiếp xúc giữa thương hiệu với khách hàng mục tiêu phải thực sự nổi bật. Đối với các doanh nghiệp lâu năm mà có được một vị trí,thương hiệu nhất định trên thị trường rồi thì nổi bật thương hiệu sẽ giúp họ lột xác và nâng tầm vị trí thương hiệu lên đỉnh cao mới.
Theo thống kê của chúng tôi, đa số các doanh nghiệp quy mô vừa của Việt Nam chưa áp dụng thương hiệu, họ đang làm lãng phí một tài nguyên rất là lớn, sức mạnh thương hiệu chưa được hội tụ. Khi mà áp dụng chiến lược làm nổi bật thương hiệu thì sức mạnh đó được phát huy và giá trị, lợi thế cạnh tranh tăng lên rất nhiều, do đó, giá trị thương hiệu cũng sẽ tăng lên.
Còn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ, họ chưa có thương hiệu trong thị trường thì việc làm nổi bật thương hiệu sẽ giúp cho họ nhanh chóng được khách hàng đón nhận với tư cách như một thương hiệu đã được thừa nhận. Khi mà nổi bật thương hiệu thì người ta chưa biết sản phẩm và chất lượng sản phẩm như thế nào nhưng họ thấy được sự nổi bật thì sẽ được dành cho những sự ưu ái, ấn tượng tốt đẹp ngay lúc đầu, vì cơ hội ban đầu chính là cơ hội quan trọng nhất nên biết tận dụng và nắm bắt lấy.
- Vậy theo ông, những doanh nghiệp nào cần chiến lược thương hiệu và định vị thương hiệu?
Tất cả các doanh nghiệp khi bước chân vào thương trường đều cần phải có chiến lược thương hiệu và định vị thương hiệu. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ thì chưa có nhiều các điều kiện để tiếp cận trong việc đề ra chiến lược và định vị. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và lớn có doanh thu khoảng từ 4 triệu USD trở lên thì họ bắt đầu có sự quan tâm về hai vấn đề này. Chiến lược thương hiệu thì sẽ tập trung vào việc xác định được các yếu tố thành công trong ngành, trong lĩnh vực đó, bên cạnh đó còn phải xác định được năng lực lõi của thương hiệu đó, doanh nghiệp đó là gì, có đủ đáp ứng và có phù hợp với yếu tố thành công của ngành, lĩnh vực đó không.
Ngoài ra, còn phải xác định được chiến lược cạnh tranh, sẽ đáp ứng được các nguồn lực cạnh tranh đi kèm và chiến lược khác đi kèm. Khi mà lựa chọn được chiến lược cạnh tranh thì người ta sẽ chọn được chiến lược về thương hiệu, chiến lược thương hiệu người ta thường áp dụng chiến lược về nổi bật thương hiệu, chiến lược về khác biệt, chiến lược về định vị ngành và các chiến lược hỗn hợp.
Còn về định vị thương hiệu thì chúng ta cần làm những gì? Cần phải phân khúc được khách hàng, phân khúc về thị trường, lựa chọn được khách hàng mục tiêu, chỉ ra được inside - thấu cảm nội tâm của khách hàng mục tiêu. Đó là những nhu cầu, mong đợi, vấn đề, xúc cảm của khách hàng. Tiếp theo ta cần xác định được usb (điểm khác biệt vượt trội trong bán hàng), năng lực cốt lõi, những điểm bán hàng độc nhất của thương hiệu ấy mà mình cần chỉ ra được và định vị thương hiệu thì mình cần xác định được phong cách, hình mẫu, tính cách của thương hiệu ấy.
- Đa số các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác marketing chưa đem lại hiệu quả cao. Lý do, nguyên nhân và khắc phục những hạn chế?
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào thị trường thì sẽ tập trung vào khâu bán hàng, về khâu marketing thì có một số doanh nghiệp quan tâm nhưng chưa làm được một cách bài bản và tốt. Vì họ chưa xác định được những chiến lược về kinh doanh, cạnh tranh và thương hiệu; họ cũng chưa xác định được cách định vị thương hiệu của mình vì thế họ chưa tìm ra được big idea để có thể đưa vào các chiến dịch marketing và bán hàng một cách hiệu quả.
Để khắc phục vấn đề này thì chúng ta cần phải đánh giá khi mà bước vào một mô hình kinh doanh mới. Đầu tiên, cần phải xem xét đến chiến lược kinh doanh của mô hình đấy và định vị được thương hiệu, sau đó ta sẽ tìm được inside khách hàng và tìm ra được big idea. Chính big idea sẽ giúp chúng ta có những chiến dịch marketing thành công, hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm