Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?

TS. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 21/07/2018 11:04

Trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc được xác định là nước yếu thế hơn nên sớm hay muộn sẽ phải chịu nhượng bộ để tránh thất bại lớn, và như vậy cuộc chiến sẽ dừng ở đó.

Sau khi Mỹ áp thuế 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, thì quốc gia này cũng đáp trả lại bằng gói thuế có quy mô tương tự. Không dừng lại ở đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn cảnh báo áp thuế bổ sung 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

p/Cán cân thương mại Mỹ- Trung giai đoạn 2007- 2017.

Cán cân thương mại Mỹ- Trung giai đoạn 2007- 2017.

Trung Quốc có nhượng bộ?

Mặc dù Trung Quốc có những ưu thế bước vào cuộc chiến là rất lớn, nhưng nền kinh tế này đã đi qua thời kỳ tăng trưởng cao và thuận lợi. Trái lại, đối với Mỹ thì đây là thời điểm thuận lợi cho phát động cuộc chiến thương mại khi nền kinh tế nước này đang mạnh.

Tăng trưởng của Trung Quốc có dấu hiệu giảm sút do tác động từ căng thẳng thương mại giữa hai nước. Trong khi đó, các Cty công nghệ cao của Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, ZTE, China Mobile đang gặp nhiều khó khăn dù cuộc chiến mới chỉ bắt đầu.

Xuất khẩu của Trung Quốc gặp khó, sẽ khiến hàng hóa của quốc gia này bị dư thừa. Điều này sẽ khiến các hàng hóa của Trung Quốc “tìm đường” sang Việt Nam. 

Tình hình vỡ nợ trái phiếu ở Trung Quốc đang tăng lên, sẽ vượt năm 2017, và tình hình không chỉ còn đối với Cty nhà nước như năm 2017 mà còn đối với cả Cty tư nhân. Nếu gặp khó từ xuất khẩu như đã có dấu hiệu âm trong tháng 6/2018, thì các Cty sẽ gặp khó trong trang trải nợ, và tình trạng vỡ nợ sẽ lan nhanh. Nhiều chuyên gia lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể là ngòi nổ cho tình trạng phá sản ở Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Kỳ I: Đối sách của Việt Nam

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Kỳ I: Đối sách của Việt Nam

    11:10, 14/07/2018

  • Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (kỳ 2):p/Mấu chốt là công nghệ cao

    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (kỳ 2): Mấu chốt là công nghệ cao

    11:02, 19/07/2018

  • Các ngân hàng châu Á

    Các ngân hàng châu Á "dính đòn" từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung

    04:30, 19/07/2018

  • Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ngành gỗ thêm mối lo

    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ngành gỗ thêm mối lo

    11:00, 20/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?

    11:10, 20/07/2018

  • ADB: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định bất chấp chiến tranh thương mại

    ADB: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định bất chấp chiến tranh thương mại

    04:30, 20/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Áp lực cho nông sản Việt

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Áp lực cho nông sản Việt

    11:14, 15/07/2018

  • Lối thoát nào cho chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?

    Lối thoát nào cho chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?

    11:10, 14/07/2018

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phải khẩn trương bơm 107 tỷ USD thông qua hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm chống lại sự suy giảm. Bên cạnh đó, Trung Quốc bị nghi đã hạ giá đồng nhân dân tệ (NDT) để chống lại cuộc chiến thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, bài học hồi năm 2015 cho thấy rằng khi NDT sụt mạnh thì dòng vốn bỏ chạy tăng lên. Đó là một vòng xoáy nguy hiểm.

Ở vế đối lập, kinh tế Mỹ vẫn cho thấy dấu hiệu tăng trưởng tốt. Chính quyền Trump tính toán rằng Trung Quốc cần thị trường 20 nghìn tỷ USD của Mỹ khi mà họ thặng dư thương mại lớn hơn là các công ty Mỹ cần thị trường Trung Quốc nên sớm muộn Trung Quốc sẽ phải nhượng bộ.

Thiệt hại trực diện cho Việt Nam

Đối với kinh tế toàn cầu, tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng do những bất ổn của dòng thương mại thế giới. Chẳng hạn như châu Âu hạn chế nhập khẩu thép vì lo sợ thép thừa từ Trung Quốc, sẽ tác động tiêu cực đến giá thép toàn cầu, từ đó gây bất ổn cho nền sản xuất và tăng trưởng không chỉ của ngành thép mà còn cả sự tăng trưởng của kịnh tế thế giới.

Tăng trưởng của Trung Quốc bị ảnh hưởng thì những quốc gia nào là nguồn cung cho Trung Quốc sẽ là người thua thiệt, như Brazil, Nam Phi, Australia, … Trái lại, những quốc gia là đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc (trong đó có Việt Nam) trên thị trường Mỹ sẽ là những người được hưởng lợi do hàng hóa có thêm sức cạnh tranh hơn so với hàng Trung Quốc. Theo đó, Việt Nam được hưởng lợi từ việc có thêm cơ hội bán hàng sang Mỹ. Tuy nhiên, những thiệt hại dường như lớn hơn nhiều. Việc hưởng lợi của Việt Nam từ cơ hội bán hàng sang Mỹ còn tùy thuộc vào việc cạnh tranh với nhiều đối thủ khác nữa. Nhưng thiệt hại từ quan hệ trực tiếp với Trung Quốc thì rất rõ ràng.

Chỉ trong vòng hai tuần tỷ giá NDT so với đồng USD giảm tới 4,18%, trong khi VND mới chỉ giảm 1,2% từ đầu năm. Điều này có nghĩa là hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam đã rẻ hơn thêm 3%. Tình hình này sẽ gây thiệt cho xuất khẩu sang Trung Quốc và khuyến khích nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc gặp khó, sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc bị dư thừa. Điều đó sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc “tìm đường” sang Việt Nam. Đáng lo ngại hơn, sự dư thừa này lại được “hỗ trợ” từ sự mất giá của đồng NDT lớn hơn nhiều so với VND càng khiến hàng hóa này tràn sang thuận lợi hơn. Kết quả, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc sẽ trầm trọng hơn, và nền sản xuất trong nước sẽ bị ảnh hưởng.

TS. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới