Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Theo Bloomberg, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc dường như là "ác mộng" với ngành ngân hàng, nhất là những ngân hàng tài trợ thương mại ở châu Á.
Trong 5 năm liên tiếp, các ngân hàng trên toàn cầu đã phải đối mặt với doanh thu sụt giảm từ mảng kinh doanh cung cấp tài chính cho thương mại xuyên biên giới trị giá 9 nghìn tỷ USD, do lợi nhuận biên ở châu Á liên tục giảm. Giờ đây, khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng, sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn với ngay cả các ngân hàng hàng đầu trong khu vực châu Á như HSBC Holdings hay Standard Chartered...
Miếng bánh đang nhỏ dần.
Theo số liệu của Công ty Coalition Development Ltd, doanh thu toàn cầu của mảng ngân hàng- tài chính đã giảm xuống mức 26,6 tỷ USD trong năm 2017, và đây được coi là mức thấp nhất trong 8 năm trở lại đây.
Châu Á là thị trường quan trọng của ngành này, khi chiếm khoảng 1/3 doanh thu tài chính thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên, lợi nhuận biên đã bị thu hẹp khi các ngân hàng toàn cầu phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ những ngân hàng ở Nhật Bản, Australia và Singapore. Theo một báo cáo tháng của Phòng Thương mại Quốc tế, chi phí tuân thủ tăng cũng gây cản trở cho lợi nhuận biên trong khu vực này, trong khi những chỉ số này dường như đang cải thiện ở các khu vực khác.
Có thể bạn quan tâm
11:10, 14/07/2018
11:10, 14/07/2018
08:30, 16/06/2018
21:59, 06/07/2018
11:06, 09/07/2018
04:30, 08/07/2018
04:29, 07/07/2018
Theo Bloomberg, các ngân hàng trên khắp châu Á hiện đang trao đổi với khách hàng để đánh giá những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đối với hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng của họ. Những mối quan ngại của họ là liệu các nhà sản xuất có cần phải di chuyển nhà máy đến các nước không bị ảnh hưởng bởi thuế quan hay không và liệu nhu cầu về hàng hóa có bị suy yếu hay không.
Theo Giám đốc phụ trách cổ phiếu toàn cầu của Eaton Vance Management ở London – ông Chris Dyer, một cuộc chiến thương mại có thể dẫn đến việc vẽ lại chuỗi cung ứng, vốn có thể làm tổn hại đến chất lượng tín dụng của một số khách hàng vay. "Điều này sẽ tạo ra kẻ thắng, người thua và dẫn đến tổn thất tín dụng có thể cao hơn trong các phân khúc của mảng cho vay thương mại", ông Dyer nhấn mạnh và cho biết thêm rằng, thuế quan sẽ làm gia tăng căng thẳng tín dụng đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ.
Triển vọng thương mại
Tại HSBC – một trong những ngân hàng hàng đầu ở châu Á năm 2017, theo bình chọn của Greenwich Associates – mảng thương mại toàn cầu sẽ chiếm khoảng 13% thu nhập hoạt động ngân hàng thương mại của họ trong quý đầu tiên của năm 2018.
"Vẫn còn quá sớm để đưa ra những đánh giá về tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đến hoạt động của khách hàng và các dòng chảy thương mại khác", ông Ajay Sharma, người đứng đầu mảng thương mại toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng HSBC cho biết và nhấn mạnh, các nền tảng dài hạn của thương mại vẫn phát triển ổn định, nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong khu vực.
Bất kỳ sự thay đổi quan hệ thương mại nào cũng có thể mang lại cơ hội cho các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ. Đầu năm nay, 11 quốc gia đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bất chấp việc Mỹ rút lui, trong khi Trung Quốc đang rất cố gắng để đạt được một thỏa thuận mang tầm khu vực khác. "Việc áp các mức thuế quan quan trọng có thể sẽ khuyến khích hội nhập thương mại liên châu Á lớn hơn và làm tăng sự hợp tác kinh tế và chính trị giữa châu Á và châu Âu”, ông Chris Dyer nói thêm.