Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Áp lực cho nông sản Việt

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam là nước xuất khẩu rất nhiều nông sản sang cả TQ và Mỹ. Những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu giữa hai nền kinh tế lớn nêu trên được cho là chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nông sản Việt Nam.

Nông sản Việt "lo sốt vó"

Trước những áp lực về việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, các sản phẩm nông sản của Trung Quốc sẽ phải tìm thị trường thay thế. Với nguồn cung lớn, giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, rau quả Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với nông sản Việt Nam.

TS Võ Mai – Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cũng nhận định, khi hàng hóa xuất khẩu bị giảm đi do thuế cao, Trung Quốc có thể sẽ giảm nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng tới nông sản Việt Nam khi hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn của hầu hết các sản phẩm như trái cây, lúa gạo, thủy sản…

Với nguồn cung lớn, giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, rau quả Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với nông sản Việt Nam. Đó là chưa kể, trái cây từ Mỹ cũng sẽ tràn vào Việt Nam nhiều hơn sau khi bị thị trường Trung Quốc đánh thuế cao.

Trong khi đó, nông sản xuất khẩu của Mỹ như trái cây và các sản phẩm thịt bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt gà, vịt sẽ bị Trung Quốc đánh thuế bổ sung 25% để đáp trả. Các sản phẩm này từ Mỹ cũng có thể sẽ tràn vào Việt Nam nhiều hơn. Thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ riêng trong tháng 5, nhập khẩu thịt từ Mỹ chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các thị trường nhập khẩu thịt vào Việt Nam, với khoảng 37%, tương đương gần 11.000 tấn, trị giá hơn 13 triệu USD. Con số này tăng gần 50% về lượng so với tháng 4.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, cho biết thịt Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng gần 50% trong nửa đầu năm 2018, đây cũng là điều dễ hiểu.

Hiện nay, giá thịt heo đã qua giết mổ nhập khẩu vào nước ta chỉ hơn 1.500 USD/tấn, tương đương khoảng 1,5 USD/kg, tức gần 35.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thịt heo hơi trong nước vẫn đang ở mức 48.000 – 53.000 đồng/kg, một mức giá rất cao trong nhiều năm qua.

Có thể thấy, chiến tranh thương mại sẽ khiến nhiều mặt hàng nông sản của Mỹ và Trung Quốc sẽ tìm kiếm thị trường mới và có thể tràn vào Việt Nam tạo ra áp lực cạnh tranh cho sản phẩn nông sản nội địa. Chính sách thuế quan cũng sẽ là rào cản cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này.

Như vậy, không chỉ thị trường trong nước mà thị trường xuất khẩu cũng đối mặt với cạnh tranh khốc liệt hơn khi Mỹ và Trung Quốc sẽ tăng cường tìm kiếm các thị trường xuất khẩu nông sản mới. Trong khi, nhu cầu nhập khẩu của hai thị trường lớn này sẽ có thể giảm xuống trong những tháng cuối năm 2018.

Tìm "ngách" để "lách"

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Công ty CP Vinamit cho rằng, cuộc chiến Mỹ -Trung về thương mại sẽ dẫn đến việc áp đặt các hàng rào kỹ thuật gắt gao hơn.

“Chắc chắn Việt Nam là một vùng đệm nhạy cảm. Cả hai bên đều nghi ngờ nhau và họ sẽ đặt những hàng rào kỹ thuật gắt gao hơn với hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang cả hai thị trường này”, ông Viên nói.

Ông Viên cho biết, lâu nay, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất vào Trung Quốc không cần CO, tuy nhiên, bây giờ họ yêu cầu quả xoài, trái mít... xuất xứ cụ thể từ vùng nào ở Việt Nam. Vì thế, nếu Vinamit mà xuất bánh yến mạch sang Trung Quốc chắc chắn sẽ bị “rớt”, vì họ không tin Việt Nam có yến mạch, mà nghi ngờ ngay là nhập từ Mỹ, nên sẽ soi kỹ hơn về xuất xứ. Ở chiều ngược lại, phía Mỹ họ cũng có những nghi ngờ với những sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chẳng hạn, như khoai tây, khoai lang, khoai môn, dứa... chắc chắn sẽ phải bị “gác” về nguồn gốc kỹ hơn.

“Nếu không có những mặt hàng có nguồn xuất xứ từ Mỹ hoặc Trung Quốc để bán sang một trong hai nước trên, mà ở đó Việt Nam là trung gian thì mình không có gì phải ngại. Còn nếu đã dùng nguồn hàng Trung Quốc để xuất sang Mỹ và ngược lại sẽ rơi vào tình trạng “năm ăn- năm thua”- ông Viên nói.

Riêng đối với ngành ngũ cốc, ông Trần Văn Hiệp, Trưởng ban Xúc tiến thương mại của Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, dù còn khá sớm để đánh giá tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, tuy nhiên nhiều khả năng hạt điều Việt Nam có thể được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh này.

 Hiện Mỹ đang là một trong những quốc gia xuất khẩu hạnh nhân đứng đầu thế giới. Do vậy, nếu bị Trung Quốc áp thuế lên sản phẩm này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu sản phẩm này của Mỹ.

Trong khi đó, hạnh nhân chỉ là một trong 12 loại hạt trong rổ hạt quả khô quốc tế, có thể bị thay thế bằng loại hạt khác khi có giá nhập khẩu quá cao.

Đây sẽ là cơ hội để ngành điều Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nhân điều vào thị trường Trung Quốc.

Trong cơ cấu xuất khẩu hạt điều của Việt Nam thì Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 35% thị phần; tiếp sau đó là Trung Quốc với 10% thị phần xuất khẩu.

Theo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông, thuỷ sản, cả Mỹ và Trung Quốc là 2 đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam thì chắc chắn cuộc chiến này sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

Nhiều vấn đề có thể xảy ra trong thời gian tới, như gian lận thương mại; tạm nhập tái xuất… cần sự tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước để giúp nền kinh tế phát triển lành mạnh cũng như nhận diện những mối nguy, cơ hội đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Áp lực cho nông sản Việt tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713450252 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713450252 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10