ASEAN trong cơn "đại chiến thương mại" Mỹ - Trung
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ đối với các nền kinh tế châu Á, nhất là những quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.
Sau khi Mỹ đe dọa áp thuế 25% đối với 200 tỷ hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, thì Trung Quốc cũng đáp trả lại sẽ áp thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ khí hóa lỏng đến máy bay. Động thái này của 2 quốc gia đã làm cho cuộc chiến thương mại càng trở nên khốc liệt hơn.
Kẻ khóc – người cười
Tại Đông Nam Á, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động tiêu cực đến các nền kinh tế phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu như Malaysia, Indonesia... Những quốc gia này thường là nơi đặt các xưởng sản xuất các sản phẩm như ô tô, thiết bị điện tử, hay sản phẩm gỗ để bán cho Trung Quốc, từ đó xuất khẩu sang Mỹ.
Chuyên viên nghiên cứu Raymond Tsang đến từ Trung tâm Tư vấn Bain & Company có trụ sở tại Thượng Hải, nhận định: "Đây là những ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ kỹ thuật đến từ nhiều nơi khác nhau. Chuỗi cung ứng rất phức tạp, thương mại đan xen rất quan trọng đối với nền kinh tế khu vực”.
Tháng trước, Indonesia đã đưa ra những biện pháp đối phó với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Việc đồng Nhân dân tệ suy yếu có thể gây "tổn thương" khả năng mua nguyên liệu thô từ Indonesia của các nhà sản xuất Trung Quốc như sản phẩm gỗ.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng
17:44, 05/08/2018
Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?
11:00, 02/08/2018
Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử
04:30, 28/07/2018
Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đi đâu để "né" chiến tranh thương mại?
16:30, 25/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?
11:04, 21/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Hải Phòng?
17:39, 20/07/2018
ADB: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định bất chấp chiến tranh thương mại
04:30, 20/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây rủi ro cho tăng trưởng châu Á
13:51, 19/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Áp lực cho nông sản Việt
11:14, 15/07/2018
Lối thoát nào cho chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?
11:10, 14/07/2018
Khó xảy ra chiến tranh thương mại
02:55, 08/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động thế nào đến Việt Nam?
11:00, 07/07/2018
"Ẩn số" quan trọng nào đằng sau chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc?
21:59, 06/07/2018
Bên cạnh đó, cơ quan chuyên trách về thương mại của chính phủ Malaysia mới đây kết luận rằng, những tác động của các biện pháp thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc nằm ở mức "tương đối tối thiểu".
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Malaysia Mustapa Mohamed tỏ ra khá lạc quan về tình hình hiện tại: "Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn của chúng tôi và ngược lại. Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ xem xét một cách cẩn trọng hơn bởi rất nhiều sản phẩm của họ hiện không thể xuất đi hoặc bị đánh thuế".
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cuối tuần trước đánh giá Philippines sẽ không bị tác động nhiều trong cuộc chiến thương mại như các nước láng giềng, và quốc gia này có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế nhờ vào nhu cầu nội địa. Trong khi đó, Thái Lan tỏ ra khá lạc quan giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang khi Bộ trưởng Thương mại nước này mới đây cho rằng sự đối đầu hiện tại sẽ giúp thực phẩm Thái Lan có được thị phần lớn hơn tại các siêu thị của cả Mỹ và Trung Quốc. Bởi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang gia tăng mức thuế lên các sản phẩm hải sản của đối phương, và điều này sẽ giúp mở ra cơ hội cho các nước xuất khẩu hải sản khác.
Cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?
Việt Nam có thể trở thành quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu Trung Quốc quyết định phá giá đồng Nhân dân tệ. Theo South China Morning Post, đây không đơn thuần là một cuộc chiến thương mại mà còn là cuộc chiến về quyền lực, công nghệ và chính sách tiền tệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chia sẻ về vấn đề này, trước thềm hội thảo “Xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ”, ông Đào Trần Nhân, Nguyên Tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đánh giá: “Trong thời gian tới, có khả năng một dòng hàng hóa của Trung Quốc và Mỹ sẽ vào Việt Nam, đối với dòng đầu tư cũng sẽ có sự dịch chuyển”.
Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, từ đó gây suy yếu nhu cầu tại các thị trường khác, khiến việc xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị sụt giảm và sẽ khó khăn hơn.
Tuy vậy, sự đối đầu thương mại này cũng được đánh giá là cơ hội cho Việt Nam, có thể tạo ra sự chuyển dịch về chuỗi hàng hóa sản xuất và dòng đầu tư.
Nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã tăng trưởng với tốc độ kỷ lục một phần nhờ dòng vốn FDI. Nửa đầu năm 2018, tăng trưởng của Việt Nam đạt 7,08%, mức cao nhất kể từ năm 2011. Tăng trưởng FDI nửa đầu năm cũng đạt 8,4% so với cùng kỳ năm trước, mức kỷ lục 10 năm qua. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, kể cả với những ngành mà Trung Quốc chiếm ưu thế như may mặc, sản xuất linh kiện điện thoại di động. Theo Nikkei Asian Review, để duy trì tốc độ tăng trưởng và hạn chế tình trạng bất bình đẳng, Việt Nam cần thay đổi động lực tăng trưởng cơ bản, trong đó cần bớt phụ thuộc vào biện pháp nới lỏng tiền tệ. Bất cứ biện pháp nới lỏng nào nhằm hạ lãi suất tái cấp vốn (hiện là 6,25%) sẽ tạo thêm rủi ro, khiến nền kinh tế phát triển quá nóng.