Mỹ và Trung Quốc có dễ dàng "đường ai nấy đi"?
Nếu Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đối đầu nhau trên mọi mặt trận, thì sự chia rẽ về kinh tế giữa 2 nước rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, cái giá phải trả rất đắt đối với cả 2 bên.
Giới chuyên gia cảnh báo, nếu điều nói trên xảy ra, thì cái giá phải trả có thể lớn hơn bất kỳ cuộc "chia tay" nào khác trong lịch sử.
Bởi vậy, cả hai quốc gia này chắc chắn đã thừa hiểu rằng, sự chia tay này là điều khó làm. Sự mở cửa thị trường của Mỹ đã trở thành nền tảng cho sự tăng trưởng của Trung Quốc kể từ những năm 1980. Mặc dù thị trường nội địa của Trung Quốc hiện nay lớn đến mức xuất khẩu trở nên ít quan trọng hơn, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn lớn hơn 7 nghìn tỷ USD so với Trung Quốc. Bởi vậy, không một doanh nghiệp Trung Quốc đầy tham vọng nào có thể tuyên bố là một tập đoàn toàn cầu nếu không có sự hiện diện tại Mỹ.
Một phần lớn những gì Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ được lắp ráp trong nước, với mục đích vận chuyển thành phẩm (như iPhone) cho người tiêu dùng Mỹ. Hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ sẽ buộc các công ty Trung Quốc và nước ngoài phải sắp xếp lại chuỗi cung ứng của họ trong một loạt các lĩnh vực, từ đồ điện tử, quần áo đến đồ chơi. Điều này sẽ giáng một đòn nghiêm trọng vào sản xuất của Trung Quốc, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến tham vọng của Trung Quốc trở thành một trung tâm toàn cầu cho các sản phẩm tiên tiến.
Tuy nhiên, cái giá mà mỹ phải trả cũng sẽ rất lớn. Ông Homi Kharas, chuyên gia của Brookings Institution dự đoán đến năm 2030, Trung Quốc sẽ chiếm 22% chi tiêu tiêu dùng toàn cầu của tầng lớp trung lưu, so với chỉ 7% của Mỹ. Những khách hàng Trung Quốc này có thể rơi vào tay các nhãn hiệu châu Âu, Nhật Bản hoặc nội địa nếu như các công ty Mỹ phải đối mặt với những rào cản cứng rắn hơn để kinh doanh ở Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
13:30, 10/08/2018
Nội bộ Trung Quốc "rạn nứt" vì chiến tranh thương mại
11:00, 10/08/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội của cá ngừ Việt
11:05, 06/08/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng
17:44, 05/08/2018
Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử
04:30, 28/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu
11:01, 27/07/2018
Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đi đâu để "né" chiến tranh thương mại?
16:30, 25/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?
11:04, 21/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?
11:10, 20/07/2018
ADB: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định bất chấp chiến tranh thương mại
04:30, 20/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây rủi ro cho tăng trưởng châu Á
13:51, 19/07/2018
Mỹ cũng có thể đánh mất đầu tư. Theo đó, khi đối mặt với một môi trường "thù địch" ở Mỹ, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể sẽ chuyển hướng dòng vốn đầu tư từ Mỹ đến đến nơi khác.
Theo Viện Doanh nghiệp Mỹ, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ giảm một nửa trong năm 2017 so với năm trước đó. Ông Derek Scissors, chuyên gia tại AEI đã đổ lỗi điều này cho sự kết hợp giữa việc kiểm soát dòng vốn ra của Trung Quốc và việc Mỹ rà soát chặt chẽ hơn các thỏa thuận của Trung Quốc.
Theo ông David Denoon, Giáo sư chính trị và kinh tế tại Khoa chính trị thuộc Đại học New York, trong bốn thập kỷ qua, hai nước đã cùng nhau xây dựng một cuộc sống mang lại lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng, các hộ gia đình và các cổ đông.
"Một sự chia tay thiếu thận trọng sẽ gây ra rủi ro cho cả 2 bên. Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa đủ khả năng thách thức trực tiếp quân đội Mỹ. Vì thế, chúng ta sẽ đối mặt với một cuộc cạnh tranh dài hạn nhưng không phải là chiến tranh", ông David Denoon nhận định và nói thêm rằng, nếu Mỹ có thể xử lý ổn thỏa vấn đề ngân sách và thâm hụt thương mại, đồng thời tránh dính líu vào những cuộc chiến không cần thiết, mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ căng thẳng nhưng có thể kiểm soát được.