Gói thuế quan mới của Mỹ vẫn có hiệu lực bất chấp các nỗ lực đàm phán

Cẩm Anh 23/08/2018 11:01

Bất chấp những nỗ lực đàm phán thương mại của Mỹ- Trung đang diễn ra, gói thuế quan trị giá 16 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ ngày 23/8.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross gặp gỡ cố vấn kinh tế Trung Quốc Lưu Hạc hồi tháng 6 tại Bắc Kinh. Nguồn: AP.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross gặp gỡ cố vấn kinh tế Trung Quốc Lưu Hạc hồi tháng 6 tại Bắc Kinh. Nguồn: AP.

Vào lúc 12 giờ sáng ngày 23/8 (theo giờ Mỹ, tức 12 giờ trưa ngày 23/8 giờ Việt Nam), Mỹ bắt đầu áp thuế 25% thuế đối với 279 sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc. Trong đó, các sản phẩm như chất bán dẫn, hóa chất, nhựa, xe máy, xe tay ga điện... sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Đáp lại, Trung Quốc cũng đã áp thuế đối với 16 tỷ USD hàng hóa của Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc bao gồm nhiên liệu, sản phẩm thép, ô tô và thiết bị y tế.

Trước đó, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã tăng cường đặt hàng bổ sung để được giao hàng trước thời hạn mức thuế được áp dụng. Điều đó đã góp phần tăng giá cước vận tải hàng không và hàng hải cao hơn, cũng như tăng chi phí lưu giữ hàng hóa tại các kho bãi ở Mỹ.

Ông Henry Ko, Giám đốc điều hành Flexport, một công ty giao nhận vận tải hàng hóa của Mỹ nhận định, toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ phải gánh thêm chi phí.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung:p/“Kẻ tám lạng, người nửa cân”

    Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”

    11:00, 17/08/2018

  • Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    13:30, 10/08/2018

  • Nội bộ Trung Quốc

    Nội bộ Trung Quốc "rạn nứt" vì chiến tranh thương mại

    11:00, 10/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng

    17:44, 05/08/2018

  • Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?

    Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?

    11:00, 02/08/2018

  • Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử

    Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử

    04:30, 28/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu

    Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu

    11:01, 27/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?

    11:04, 21/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Hải Phòng?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Hải Phòng?

    17:39, 20/07/2018

  • VCCI sát cánh cùng doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    VCCI sát cánh cùng doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    15:22, 20/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?

    11:10, 20/07/2018

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tiến hành đàm phán thương mại, nhưng giới quan sát không mong đợi sẽ có một sự thỏa hiệp dễ dàng đưa ra.

Thậm chí, Tổng thống Mỹ cũng không kỳ vọng cuộc đàm phán lần này sẽ đạt được kết quả tích cực. Ông Trump nói với Reuters rằng bản thân ông sẽ không dự đoán nhiều về kết quả cuộc đàm phán lần này.

"Tôi không thấy điều này sẽ kết thúc sớm, đó là điều chắc chắn," ông Scott Kennedy, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết.

"Quan điểm giữa chính quyền Trump và Trung Quốc còn nhiều khác biệt, và có vẻ như khoảng cách này sẽ ngày càng rộng hơn bởi chính quyền Trump nghĩ rằng họ đang chiến thắng," ông Kennedy nói và nhận định, Trung Quốc cũng không giống như đang thỏa hiệp, hoặc nhượng bộ. Vì vậy, trong thời gian tới, căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang hơn nữa. Sẽ rất ngạc nhiên nếu hai bên đạt được một thỏa thuận chính thức chỉ bằng hai ngày đàm phán đang diễn ra. 

Mỹ và Trung Quốc đã "khai hỏa" cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử khi Washington áp mức thuế mới 25% đối với 818 mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao, chính thức có hiệu lực từ ngày 6/7 vừa qua. Ngay sau đó, Trung Quốc cũng tuyên bố các biện pháp trả đũa nhằm vào Mỹ.

Theo số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 6/7, thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc trong năm 2017 đã lên tới 375,23 tỷ USD, gần bằng 50% thâm hụt thương mại của Mỹ với phần còn lại của thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, lý do để Mỹ chọn thương mại làm đối trọng với Trung Quốc là do lo ngại Trung Quốc là đối thủ địa chính trị đáng gờm của Mỹ trong một số vấn đề như biển Đông và kiểm soát các nguồn tài nguyên quan trọng...

Cẩm Anh