Trump có dễ dàng áp thuế 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc?
Mặc dù Trump cho biết, việc áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng có rất nhiều nguyên nhân khiến ông chưa thể thực hiện ngay việc này.
Mặc dù luôn "ăn miếng trả miếng" với Mỹ về thuế quan trong thời gian qua, nhưng Trung Quốc vẫn kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump không triển khai kế hoạch áp thuế quan bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa của nước này.
Có thể bạn quan tâm
Dự định áp 200 tỷ USD thuế mới lên Trung Quốc, Trump muốn... nâng tầm chiến tranh thương mại?
07:15, 01/09/2018
Chiến tranh thương mại đang "gặm nhấm" doanh nghiệp toàn cầu
04:30, 30/08/2018
Trump sử dụng chiến tranh thương mại để củng cố quyền lực?
11:49, 27/08/2018
Doanh nghiệp Trung Quốc “đổ bộ” vào Thái Lan để né chiến tranh thương mại
11:30, 26/08/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”
11:00, 17/08/2018
Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
13:30, 10/08/2018
Nội bộ Trung Quốc "rạn nứt" vì chiến tranh thương mại
11:00, 10/08/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội của cá ngừ Việt
11:05, 06/08/2018
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc lên tiếng khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những lời đe dọa sẽ tăng mức thuế quan đánh vào hàng hóa của quốc gia này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng từng khẳng định, mọi sức ép từ phía Mỹ sẽ không có tác dụng đối với Trung Quốc, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Mặc dù vậy, nhiều nhà quan sát cho rằng, có khả năng việc áp thuế lên 200 tỷ hàng hóa của Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn khi hiện nay, từ phía nội bộ chính quyền Tổng thống Trump và doanh nghiệp Mỹ đều đang có những phản ứng tiêu cực về các biện pháp thuế quan bảo hộ mậu dịch của Trump.
Bất chấp nhiều vòng đàm phán không có kết quả, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow đề nghị Mỹ cần thêm thời gian và nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để giải quyết căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc để tránh những thiệt hại do việc tăng thuế quan gây ra.
Đã có quá nhiều mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền ông Trump. Sau hàng loạt các xáo trộn về nhân sự, cộng sự của Trump đã có nhiều bất đồng về cách tiếp cận cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, trong đó Đại diện thương mại Lighthizer và Giám đốc hội đồng thương mại Nhà Trắng Peter Navarro có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc, còn ông Mnuchin và Kudlow có quan điểm mềm mỏng, thỏa hiệp.
Ông Stephen K. Bannon, cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng nhận định, việc bất đồng giữa các cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump sẽ làm cản trở việc thực hiện lệnh áp thuế lên 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc; đồng thời điều này cũng trao cho Trung Quốc cơ hội chuẩn bị các chiến lược đối phó nếu việc áp thuế được diễn ra.
Theo thông tin từ giới truyền thông, chính phủ Trung Quốc đã hành động nhằm củng cố tinh thần và sức mạnh cho các doanh nghiệp nước này trước sức ép từ các lệnh đánh thuế của Mỹ bằng nhiều giải pháp hỗ trợ khác nhau. Qua đó Bắc Kinh mong muốn giảm thiểu các lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn ngắn hạn sắp tới
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Mỹ đang kêu gọi chính quyền Trump ngừng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Theo khảo sát, hơn 90% doanh nghiệp được khảo sát ý kiến về kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc của Mỹ phản đối kế hoạch này.
Các doanh nghiệp tại hai nước đều có mối liên hệ mật thiết với chuỗi cung ứng và lợi ích căn bản của người dân. Việc Mỹ áp đặt thuế quan cũng có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Trung Quốc.
Mặt khác, một trong những lý do khiến việc áp thuế của Tổng thống Trump có thể sẽ lùi lại do Mỹ dự kiến sẽ thay đổi người đại diện đàm phán thương mại với Trung Quốc, sau những thất bại của ông Mnuchin.
Ông Edward Alden, chuyên gia cấp cao thuộc Hội đồng Đối ngoại ở Washington, cho rằng, với những thành công trong đàm phán NAFTA, ông Lighthizer có thể sẽ được giao nhiệm vụ đàm phán thương mại với Mỹ. Ông Lighthizer được đánh giá là một trong những nhà đàm phán thương mại có năng lực nhất của Mỹ, đồng thời cũng là một người thuộc phái cứng rắn với Trung Quốc.
"Nếu ông Trump giao cuộc đàm phán với Trung Quốc cho ông Lighthizer, nhiều khả năng sẽ đạt được bước tiến thực sự… hoặc ít nhất cũng mở ra cánh cửa cho một cuộc đàm phán thực sự với Trung Quốc, điều mà đến nay vẫn chưa có được", ông Alden nhận định.